fbpx

Môi khô thiếu chất gì? Cách khắc phục môi khô nứt nẻ hiệu quả

môi khô thiếu chất gì

Môi khô thiếu chất gì? Thực tế, thiếu nước chỉ là một phần dẫn đến việc môi bị khô, cơ thể của bạn có thể đang thiếu hụt các loại vitamin khiến môi khô nứt nẻ, kém sức sống và kéo dài trong thời gian dài. Cùng Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh tìm hiểu về nguyên nhân môi bị khô và có hướng khắc phục hiệu quả nhé!

1. Môi khô thiếu chất gì?

Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc vitamin nhóm B, nhóm C có thể là nguyên nhân khiến môi của bạn trở nên khô nứt thiếu căng mọng. Cụ thể:

1.1 Môi khô do thiếu sắt

Với câu hỏi “môi khô thiếu chất gì”, các chuyên gia Linh Anh khẳng định môi khô do thiếu sắt. Những người ít ăn thịt thường sẽ thiếu hụt vitamin B12 và thiếu sắt. Mặc dù sắt có trong một số loại rau như rau bina, bông cải xanh nhưng phytates trong các loại rau này ức chế sự hấp thụ sắt.

Ngoài ra, phụ nữ dễ bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt nên việc không ăn thịt có nguy cơ thiếu sắt, nhẹ thì môi khô nứt, nặng thì có thể ngất hoặc ảnh hưởng sức khỏe.

Khi thấy những dấu hiệu như môi khô, bong tróc nứt nẻ thì nên kiểm tra sức khỏe để ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm hơn.

cách trị môi khô nứt nẻ

1.2 Môi khô do thiếu nước

Nguyên nhân phổ biến và được nhiều người biết đến khi môi bị khô là do cơ thể đang mất nước. Những người trưởng thành, nước chiếm 55-60% cơ thể, vì vậy, bạn phải bổ sung nước đầy đủ để quá trình trao đổi chất diễn ra tốt, giúp làn da sáng khỏe và đôi môi căng mọng.

Vào mùa lạnh, ít vận động khiến cơ thể của bạn ngừng hoặc tiết ít mồ hôi, cơ thể không bị mất nước quá nhiều. Nhưng có vẻ bạn đã quá chủ quan và không bổ sung đủ nước dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt nước, không đủ để thanh lọc độc tố, cấp ẩm cho môi khiến môi bong tróc, thậm chí chảy máu.

Lời khuyên từ chuyên gia, hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và một đôi môi căng mọng.

môi khô nứt nẻ thiếu chất gì

1.3 Môi khô do thiếu vitamin nhóm B

Tình trạng môi khô, nứt nẻ hoặc bong tróc còn có thể báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin nhóm B.

  • Vitamin B2

Vitamin B2 có vai trò quan trọng trong việc giữ cho môi, tóc, móng tay khỏe mạnh. Nếu có thể thiếu vitamin B2 thì miệng sẽ bị loét. Bạn nên bổ sung vitamin này bằng cách ăn các thực phẩm từ sữa, trứng, thịt nạc, đậu, rau lá xanh, các loại hạt.

  • Vitamin B3

Thiếu vitamin B3, môi của bạn sẽ bị khô, nứt nẻ, lưỡi hoặc miệng bị sưng đỏ, nặng hơn có thể dẫn đến viêm da. Hãy bổ sung vitamin này bằng cách sử dụng các thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà vịt, cá ngừ, cá bơn, rau lá xanh,…

  • Vitamin B6

Nếu cơ thể thiếu vitamin B6 thì khả năng nứt khóe miệng, viêm da khá cao. Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, thịt, các loại đậu, rau lá xanh để khắc phục môi khô nứt nẻ nhé!

cách chữa khô môi

1.4 Môi khô do thiếu kẽm

Ngoài nước, sắt thì môi khô thiếu chất gì? Kẽm là cái tên tiếp theo. Một cơ thể khỏe mạnh, có đủ lượng kẽm thì đôi môi lúc nào cũng sẽ căng mọng, đồng thời có được một hệ thống miễn dịch tốt.

Nếu không muốn môi khô nứt thì bạn nên bổ sung kẽm bằng cách sử dụng các thực phẩm từ thịt, cá, các loại đậu.

Mặc dù thiếu hụt kẽm rất hiếm khi gặp nếu bạn có một chế độ ăn uống khoa học, nhưng hãy ngăn ngừa mọi rủi ro, bổ sung kẽm để tránh nhiễm trùng đường hô hấp, đồng thời tăng cường độ đàn hồi, tươi trẻ cho làn da nói chung, đôi môi nói riêng.

khô môi là thiếu vitamin gì

1.5 Môi khô do thiếu vitamin C

Vitamin C đã được chứng minh có tác dụng thúc đẩy làn da khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm lành vết thương, giúp cơ thể khỏe mạnh, da đẹp hơn, môi cũng căng mọng đầy sức sống.

Vitamin C không tự sản xuất một cách tự nhiên, vì vậy, bạn nên bổ sung loại vitamin này bằng cách ăn thịt, sữa, trứng, rau củ quả.

khô môi thiếu vitamin gì

1.6 Môi khô do dư thừa vitamin A

Không phải là thiếu mà thừa quá nhiều vitamin A là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi khô. Vitamin A có trong retinoid từ động vật và carotenoid từ thực vật nên bạn có thể dễ dàng nạp vào cơ thể qua đường ăn uống hàng ngày.

Nếu bổ sung quá mức mà không theo chỉ định của bác sĩ có thể vượt quá giới hạn tiêu thụ vitamin A, môi sẽ khô, thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm hơn là dị tật thai nhi bẩm sinh, có nguy cơ tử vong.

phương pháp chữa môi khô

1.7 Môi khô do dùng một số loại thuốc

Ngoài những nguyên nhân do thiếu hoặc dư một chất nào đó dẫn đến khô môi, một số loại thuốc cũng có thể gây khô môi như thuốc cao huyết áp,…

Các sản phẩm chăm sóc da chứa retinoids, kem đánh răng, son môi, son dưỡng môi,… cũng có thể chứa thành phần gây môi khô nứt nẻ,

Lời khuyên mà chuyên gia tại Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh khuyên bạn là tránh dùng son chứa propyl gallate, kem đánh răng không dùng loại chứa sodium lauryl sulfate, son dưỡng môi không có paraben, phthalates hoặc các thành phần làm căng mọng như phenol và carmol,…

môi khô là thiếu chất gì

2. Một số cách giúp khắc phục môi khô tại nhà

Đã biết được môi khô thiếu chất gì thì bạn sẽ có thể tìm được cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

2.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Sau khi xác định cơ thể thiếu chất gì dẫn đến tình trạng khô môi, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin để cơ thể khỏe mạnh, môi căng mọng.

  • Bổ sung vitamin B2: Có trong các thực phẩm như trứng, gan, thịt nạc, sữa chua, nấm, các loại rau xanh,…
  • Bổ sung vitamin B3: Các thực phẩm như thịt, cá, trứng, bột mì,…
  • Bổ sung vitamin B6: Các nguồn thực phẩm có thể kể đến như thịt heo, thịt gà, cá, đậu phộng, đậu nành, mầm lúa mì, yến mạch, chuối, sữa,…
  • Bổ sung vitamin B12: Nguồn thực phẩm có thể kể đến như thịt, cá, trứng, sữa, phô mai,…
  • Bổ sung kẽm: Bạn nên ăn hàu, thịt đỏ, gia cầm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa,…
  • Bổ sung sắt: Một số thực phẩm chứa sắt như thịt đỏ, gia cầm, trứng, hải sản, gan, thận, đậu lăng, đậu hũ, rau bina, bông cải xanh,…
  • Uống đủ nước 2 lít nước mỗi ngày.

cách chữa khô môi đơn giản

2.2 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Bên cạnh các yếu tố môi trường, ăn uống, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho khoa học, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, môi căng mọng ẩm mịn.

  • Thoa son dưỡng môi: Lựa chọn son dưỡng môi lành tính chiết xuất từ thiên nhiên và thoa suốt cả ngày tránh môi khô nứt nẻ.
  • Bôi thuốc mỡ: Nếu môi khô nứt chảy máu thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc mỡ bôi lên môi.
  • Dùng son dưỡng môi chống nắng: Vitamin B2 trên môi sẽ bị tia UV phá hủy nên bạn nên sử dụng son dưỡng môi có thành phần chống nắng, bảo vệ môi.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc chất kích ứng: Đeo khẩu trang khi ra ngoài tránh ô nhiễm, hóa chất, khói bụi, tia UV,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Bật máy tạo độ ẩm để giữ không khí luôn có độ ẩm vừa phải, tránh ảnh hưởng đến da môi.
  • Không liếm, cắn, bặm môi: Bỏ thói quen liếm, cắn, bặm môi để tránh môi bị khô và bị thâm môi.

chữa môi khô đơn giản

>> Xem thêm: 12 cách trị môi khô nứt nẻ chỉ trong 1 đêm tại nhà

3. Môi khô khi nào thì cần điều trị y tế?

Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng môi khô nứt nẻ kéo dài có thể là dấu hiệu cơ thể của bạn đang thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc vitamin cần thiết. Nếu kèm theo những triệu chứng khác như viêm lưỡi/mắt, phát ban, móng hoặc tóc mọc chậm, khô da quanh miệng,… là những biểu hiện cơ thể đang không khỏe mạnh. Hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục.

Khi môi khô kéo dài từ 1 đến 2 tuần mà các phương pháp tại nhà không thể khắc phục được thì bạn nên đến ngay bác sĩ Da liễu để được thăm khám, tư vấn chuyên môn và có hướng khắc phục phù hợp nhất, bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Tóm lại, với câu hỏi “môi khô thiếu chất gì”, Linh Anh khẳng định nguyên nhân đến từ việc thiếu hụt vitamin nhóm B, vitamin C, thiếu sắt, thiếu nước, thiếu kẽm, dư thừa vitamin A và do tác động của một số loại thuốc khiến môi bị khô. Bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo một sức khỏe tốt, môi căng mọng mềm mịn.

Vậy là Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh đã giúp bạn giải đáp trọn vẹn thắc mắc môi khô thiếu chất gì cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể liên hệ đến Linh Anh để được tư vấn cụ thể. Và đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ kiến thức làm đẹp tại Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh nhé!

Cách ứng dụng bánh xe màu sắc trong phun xăm thẩm mỹ

Cách ứng dụng bánh xe màu sắc trong phun xăm thẩm mỹ

Hình ảnh phun xăm thẩm mỹ đẹp tại Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh

Hình ảnh phun xăm thẩm mỹ đẹp tại Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng môi: Tổng hợp các phương pháp làm đẹp phổ biến và giá thị trường

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng môi: Tổng hợp các phương pháp làm đẹp phổ biến và giá thị trường

Phun xăm môi có đau không? Có ảnh hưởng đến cơ thể không?

Phun xăm môi có đau không? Có ảnh hưởng đến cơ thể không?

Có nên bôi Fougera sau phun môi không? [Chuyên gia giải đáp]

Có nên bôi Fougera sau phun môi không? [Chuyên gia giải đáp]

Top 10 cách trị thâm môi bẩm sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả

Top 10 cách trị thâm môi bẩm sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.