Các bước chăm sóc môi sau khi phun đúng cách để lên màu chuẩn đẹp

chăm sóc môi sau khi phun

Chăm sóc môi sau khi phun đúng cách chiếm đến 50% tỉ lệ thành công của một ca phun môi. Bạn nên chia 4 giai đoạn để chăm sóc, dưỡng môi, thoa thuốc mỡ kháng sinh, không đánh son cho đến khi môi hoàn toàn hồi phục,… Hãy cùng các chuyên gia phun xăm của Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh tìm hiểu cách chăm sóc chi tiết cho từng giai đoạn nhé!

1. Vì sao cần chăm sóc môi sau khi phun?

Cơ chế của phương pháp phun xăm môi là dùng kim xăm tác động vào lớp biểu bì, từ đó đưa màu mực vào môi, cải thiện thâm sạm. Việc này tạo ra các vết thương hở nên cần được chăm sóc cẩn thận nếu không muốn bị viêm nhiễm.

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp môi nhanh hồi phục, màu lên đẹp
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp môi nhanh hồi phục, màu lên đẹp

Nếu bạn chăm sóc không khoa học thì môi có thể nhiễm virus Herpes nổi mụn nước hoặc thâm sạm, màu lên không tự nhiên. Các chuyên gia tại Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh khẳng định rằng chăm sóc môi sau khi phun đúng cách chiếm đến 50% tỉ lệ thành công cho một ca phun môi. Khi được chăm sóc, môi sẽ nhanh lành, phục hồi nhanh.

2. Cách chăm sóc môi sau khi phun theo giai đoạn

Việc chăm sóc môi sau khi phun xăm đóng vai trò quan trọng trong quá trình bong lớp mực và lên màu của môi. Những sai sót trong khâu chăm sóc rất dễ gây tình trạng sưng, tấy, viêm thậm chí là nhiễm trùng.

Hãy tuân thủ quy trình chăm sóc môi sau khi phun dưới đây theo từng giai đoạn phục hồi của môi:

cách chăm sóc môi sau khi xăm
Chăm sóc môi sau phun xăm đóng vai trò quan trọng trong quá trình bong lớp mực

2.1 Giai đoạn 2 – 3 ngày đầu sau khi mới phun xăm

Ở giai đoạn này, việc giữ vệ sinh môi là vô cùng quan trọng. Nếu không chăm sóc vùng môi đúng cách và sạch sẽ, có thể dẫn đến các vấn đề viêm nhiễm, giảm hiệu quả phun xăm và gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ.

Cách làm sạch môi sau phun xăm:

  • Chuẩn bị: bông tẩy trang hoặc bông y tế, dung dịch nước muối sinh lý.
  • Thực hiện: thấm nước muối ấm vào bông y tế hoặc bông tẩy trang rồi nhẹ nhàng lau vùng môi, sau đó dùng miếng bông khác để thấm khô môi. Chú ý không lau quá mạnh vì sẽ gây sưng và đau rát nhiều hơn.
  • Tần suất: nên làm sạch môi khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, cần lưu ý:

  • Nếu thấy có dịch tiết ra ở môi, hãy dùng bông sạch thấm ngay.
  • Hạn chế để môi tiếp xúc với nước, nếu cần phải tiếp xúc thì nên làm nhẹ nhàng.
  • Không thường xuyên chạm tay lên môi.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào vùng môi.
  • Kết hợp chườm đá xung quanh môi để giảm sưng và bầm tím. Khi chườm, nên cách một lớp vải mỏng, không đặt đá trực tiếp lên môi để tránh gây bỏng lạnh.
  • Nên hạn chế ăn đồ mặn, đặc biệt là nước mắm vì có thể làm tăng đau và sưng môi.

2.2 Giai đoạn 5 – 7 ngày sau phun xăm

Đây là giai đoạn môi bắt đầu khô và phục hồi. Cách chăm sóc cụ thể như sau:

  • Tiếp tục duy trì việc làm sạch môi hàng ngày.
  • Nếu môi còn sưng hoặc đau, chườm đá hoặc sử dụng khăn lạnh.
  • Không dùng son môi hay trang điểm môi.
  • Không tẩy da chết vùng môi, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh để tránh gây tổn thương thêm, làm giảm hiệu quả và màu sắc của môi, đồng thời tình trạng sưng đau nghiêm trọng hơn.
  • Tránh ăn các món dễ gây dị ứng hoặc thâm môi như thịt bò, thịt chó, hải sản, mắm tôm, và các đồ ăn cay nóng.
chăm sóc môi sau phun
Giai đoạn 5 – 7 ngày sau phun xăm là giai đoạn môi bắt đầu khô và phục hồi
  • Nên chọn các loại thực phẩm ít dầu mỡ và chế biến mềm để không gây ảnh hưởng đến môi.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít/ngày.
  • Sử dụng các loại dưỡng ẩm chuyên dụng hoặc thuốc mỡ dành cho môi để giúp tổn thương mau lành.
  • Một điều quan trọng là trong những ngày đầu sau khi phun môi, tránh hôn môi, kiêng quan hệ hoặc tác động mạnh lên môi.

2.3 Giai đoạn khi môi bong và sau bong

Thông thường, sau khi phun xăm môi khoảng 7 ngày, vùng môi sẽ bắt đầu có hiện tượng bong nhẹ. Trong giai đoạn này, mực xăm sẽ dần dần ổn định và màu môi sẽ dần lên màu.

Chăm sóc môi ở giai đoạn này cần chú ý:

  • Khi môi bắt đầu bong vảy, hãy để vảy bong tự nhiên, không dùng tay cạy, không sử dụng các vật dụng chà xát vào môi để vảy bong nhanh hơn.
  • Có thể sử dụng các loại tẩy da chết nhẹ nhàng, nên chọn dạng gel hoặc kem mịn để giảm ma sát, tránh dùng các loại có hạt vì dễ gây tổn thương.
  • Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống như giai đoạn trước khi môi bong.
  • Bôi dưỡng ẩm, bạn nên sử dụng dầu dừa vừa lành tính vừa giúp kích thích môi bong nhanh hơn mà không gây khô môi hay ảnh hưởng đến màu sắc của môi.
  • Sau khi môi bong hết, chị em có thể sử dụng kem như Vaseline để giữ ẩm và bảo vệ lớp da môi mới hoặc dùng một số loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu trà xanh. Nếu muốn phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm, bạn cần sử dụng kháng sinh dạng thuốc mỡ bôi ngoài da.
chăm sóc sau phun môi
Cách chăm sóc môi trong giai đoạn môi bong và sau bong

2.4 Sau khi phun xăm môi 30 ngày

Theo kinh nghiệm của những chuyên gia trong lĩnh vực phun xăm môi, giai đoạn 1 tháng sau khi phun môi là thời điểm môi ổn định và lên màu đẹp nhất. Để tránh khô môi và duy trì màu sắc lâu dài, cần lưu ý các điểm sau khi chăm sóc:

  • Tẩy tế bào chết cho môi mỗi tuần một lần.
  • Duy trì việc sử dụng dưỡng môi hàng ngày.
  • Tránh dùng son môi vì son có thể làm khô môi nhanh chóng.
  • Quan sát màu môi sau 1 tháng, nếu chưa ưng ý có thể dặm lại màu.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Tránh ăn uống các loại thực phẩm có màu đậm, vì chúng có thể ảnh hưởng đến màu môi sau khi phun xăm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

3. 4 bước quan trọng chăm sóc môi sau khi phun 

Trong quá trình chăm sóc môi sau phun xăm bạn cần lưu ý những điều này:

3.1 Thấm sạch nước mô

Sau khi mới phun xăm môi khoảng 6 – 8 tiếng, bạn sẽ thấy trên môi xuất hiện dịch mô màu vàng nhạt. Hãy dùng bông sạch nhẹ nhàng thấm khô dịch, tránh chà xát mạnh tay.

Chú ý sử dụng bông sạch, có thể thấm một ít nước muối sinh lý để vệ sinh sạch hơn.

3.2 Bôi Vitamin A 

Trong quá trình chăm sóc môi sau khi phun tại nhà, bạn nên thoa Vitamin A thường xuyên để tránh tình trạng môi bị khô, đồng thời giúp môi bong tróc dễ hơn. Thời gian bong vảy thường khoảng 5-7 ngày tùy cơ địa mỗi người.

cách chăm sóc môi sau khi phun
Những lưu ý cần nắm khi chăm sóc môi sau phun

3.3 Dưỡng môi

Sau khi môi bong vảy, dưỡng môi là bước không thể bỏ qua, các chuyên gia phun môi để xuất các sản phẩm như vitamin A, vaseline, hoặc son dưỡng không màu.

Lưu ý nên chọn các loại son dưỡng có nguồn gốc chiết xuất từ 100% thiên nhiên để tránh gây hại và giúp môi lên màu đẹp nhất.

3.4 Thoa thuốc mỡ kháng sinh

Nếu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm như nổi mụn nước, bạn có thể xem xét sử dụng thuốc mỡ kháng sinh. Hãy thăm khám bác sĩ để nhận được hướng dẫn chăm sóc và điều trị phù hợp.

Lưu ý: Cần hạn chế tối đa việc để môi tiếp xúc với đồ vật, bao gồm đồ ăn và nước uống. Nên sử dụng ống hút sạch và ăn các loại thực phẩm như cháo, súp. Nếu đồ ăn dính lên môi, hãy nhẹ nhàng lau sạch bằng nước muối sinh lý.

4. Sau phun môi nên bôi gì?

Như những gì đã để cập ở trên, dưỡng môi hay cấp ẩm cho môi sau khi phun xăm là vô cùng quan trọng. Việc này sẽ giúp môi lên màu chuẩn đẹp, vừa tươi tắn vừa mềm mại. Dưới đây là một số sản phẩm mà các chuyên gia phun xăm khuyên bạn nên dùng.

4.1 Thoa Vaseline sau khi xăm môi

Vaseline là một sản phẩm phổ biến giúp làm mềm da và dưỡng ẩm với mức giá rất hợp lý, được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Vì thế, vaseline rất phù hợp để sử dụng cho môi sau khi phun xăm.

Thoa một lớp vaseline mỏng lên môi sẽ giúp làm mềm và dưỡng ẩm, đồng thời giúp màu môi lên đẹp và tự nhiên hơn.

4.2 Power Repair CSLab

Kem dưỡng CS Lab Power Repair là một sản phẩm phục hồi và tái tạo da, được chiết xuất từ 14 loại thảo dược của Hàn Quốc. Kem giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo tế bào, tăng cường sản xuất collagen và ngăn chặn sự hình thành sẹo.

Thoa lên môi sau khi phun 8-10 tiếng và tần suất khoảng 2-3 lần/ngày.

4.3 Chlorocina – H và Tetracyclin

Nếu muốn lớp xăm môi bong vảy nhanh hơn, bạn có thể sử dụng thuốc Chlorocina – H và Tetracyclin. Đây là hai loại thuốc kháng sinh có khả năng kích thích quá trình bong vảy diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, hãy nhớ chỉ áp dụng hai loại thuốc này khi lớp xăm môi đã bong vảy hoàn toàn.

chăm sóc môi sau phun xăm
Một số sản phẩm có thể sử dụng sau phun xăm môi

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm bài viết Xăm môi xong bôi gì để lên màu đẹp nhất để biết được cần bôi gì để màu môi lên chuẩn đẹp.

5. Những rủi ro có thể xảy ra khi xăm môi

Việc chăm sóc môi không đúng cách, cùng với những yếu tố như địa chỉ phun môi, tay nghề kỹ thuật viên yếu kém, mực xăm hóa học,… có thể khiến môi bạn gặp những rủi ro sau đây:

  • Sưng đau: Các vết thương nhỏ do phun xăm có thể khiến môi bị sưng và đau, nhưng sẽ giảm dần sau vài ngày. Trong giai đoạn này, bạn có thể chườm lạnh để giảm đau, tiêu sưng.
  • Viêm nhiễm: Vết thương không được vệ sinh, vô khuẩn hoặc chăm sóc không hợp lý dễ khiến môi viêm, nhiễm trùng.
  • Phản ứng dị ứng: Hóa chất độc hại trong mực xăm kém chất lượng có thể khiến bạn bị ngứa, phát ban, nổi mề đay,… Nếu tình trạng này nặng hơn như sưng cổ, khó thở,… thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kịp thời xử lý.
  • Nguy cơ để lại sẹo: Không kiêng cữ hoặc phản ứng nhiễm trùng có thể để lại sẹo lồi kém thẩm mỹ trên môi.
  • Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường máu: Dụng cụ phun xăm chưa được khử trùng cẩn thận có thể khiến bạn mắc một số bệnh lây truyền như viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS.

6. Cách xử lý những vấn đề thường gặp sau phun xăm môi

Môi là vùng da nhạy cảm và dễ bị tổn thương, chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, ánh nắng, vi khuẩn, virus, và va chạm hàng ngày. Ngay cả kỹ thuật phun xăm, dù chỉ tác động nhẹ trên bề mặt da, cũng có thể gây tổn thương nhất định. Mức độ tổn thương này còn phụ thuộc vào tay nghề và kỹ thuật của người thực hiện phun xăm.

Một số vấn đề có thể xảy ra sau khi phun xăm môi bao gồm:

  • Sưng, nề và đỏ vùng môi, mức độ này phụ thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm của từng người.
  • Cảm giác châm chích và hơi đau rát ở vùng môi.
  • Bong tróc và ngứa nhẹ.
  • Khô môi trong vòng 2 tuần sau khi phun xăm.
  • Nhiễm trùng môi tại chỗ, một số trường hợp bị herpes sau khi phun xăm.
  • Dị ứng với mực xăm.
  • Nguy cơ nhiễm các bệnh lý lây truyền nếu không đảm bảo các yếu tố vô trùng trong quá trình phun xăm.

Cách xử lý cho từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Trường hợp môi bị nổi mụn nước, bị nhiễm trùng: Cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
  • Trường hợp môi bị sưng, châm chích nhẹ: Thực tế bị sưng sau phun xăm là hiện tượng bình thường, trung bình từ 2 – 3 ngày là sẽ hết sưng. Bạn có thể chườm đá để giảm sưng. Nếu hiện tượng môi sưng kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám kịp thời.
  • Môi bị thâm trở lại, viền môi bị thâm sau xăm môi: Để ngăn ngừa điều này bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, vệ sinh môi đúng cách. Nếu sau khi môi đã hồi phục hoàn toàn mà bạn vẫn thấy môi thâm thì có thể đi dặm lại màu hoặc đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để kiểm tra.

Khách hàng xử lý môi bị lem viền tại Linh Anh

Trên đây là các bước và lưu ý về chăm sóc môi sau khi phun xăm được các chuyên gia khuyến nghị. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để chăm sóc môi đúng cách Chúc bạn thành công và sớm sở hữu đôi môi đẹp tự nhiên, tươi tắn như mong muốn.