Mặc dù có nhiều công dụng như làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông,… nhưng tẩy tế bào chết có làm trắng da không? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm bởi tẩy da chết cũng là bước skincare quan trọng. Hôm nay, hãy cùng Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!
1. Tẩy tế bào chết có làm trắng da không?
Tẩy tế bào chết CÓ hỗ trợ làm sáng da hơn nhưng không có khả năng làm trắng trực tiếp. Việc loại bỏ tế bào chết giúp da sạch sẽ, từ đó tái tạo da mới sáng và mịn màng hơn.
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi trên bề mặt da – nơi tích tụ bụi bẩn, bã nhờn và melanin dư thừa (nguyên nhân gây sạm màu da). Khi lớp da chết được làm sạch, làn da sẽ trở nên sáng và đều màu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là tác động làm sáng tạm thời, không làm thay đổi sắc tố da từ sâu bên trong. Nếu muốn da trắng sáng bật tone thì bạn cần kết hợp thêm các phương pháp trắng da như sử dụng kem dưỡng, serum làm trắng da hoặc tắm trắng bằng công nghệ cao.
Lợi ích của tẩy tế bào chết hỗ trợ sáng da là:
- Loại bỏ da chết, sần sùi: Tế bào chết tích tự khiến da xỉn màu và kém mịn màng. Khi tẩy tế bào chết, làn da mới sẽ sáng đều màu hơn.
- Kích thích tái tạo da mới: Tẩy da chết giúp kích thích tái tạo làn da mới khỏe mạnh, rạng rỡ.
Tăng cường hấp thụ dưỡng chất: Tế bào chết là một hàng rào khiến dưỡng chất khó thẩm thấu sâu vào da. Vì vậy, khi loại bỏ chúng, dưỡng chất trong các sản phẩm dưỡng trắng như kem, serum sẽ đi sâu vào lớp biểu bì, nuôi dưỡng da từ bên trong. Vì không tác động vào các hắc sắc tố melanin trên da nên muốn da trắng sáng thì bạn nên sử dụng thêm sản phẩm chứa vitamin C, niacinamide, arbutin,…

2. Các phương pháp tẩy tế bào chết phổ biến
Hiện nay, có 2 phương pháp tẩy tế bào chết thông dụng là tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học. Hãy xem đặc điểm của 2 phương pháp này nhé!
2.1 Phương pháp vật lý
Phương pháp này sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc hạt mài mịn để loại bỏ tế bào chết trên da. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm như găng tay tẩy da chết, kem tẩy tế bào chết, bàn chải,…
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện tại nhà;
- Không cần sử dụng sản phẩm hóa học phức tạp;
- Loại bỏ tế bào chết ngay lập tức.
Nhược điểm:
- Thực hiện sai cách dễ gây tổn thương lớp biểu bì da;
- Da dễ bị mất nước, mất độ ẩm.
2.2 Phương pháp hóa học
Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp sử dụng sản phẩm chứa hợp chất hóa học như AHA (Alpha Hydroxy Acid), BHA (Beta Hydroxy Acid) hoặc enzyme tự nhiên,… để loại bỏ tế bào chết. Từ đó giúp da sáng đều màu hơn. Một số sản phẩm hóa học có thể tẩy da chết hiện nay mà bạn có thể sử dụng là toner, serum hoặc tẩy da chết.
Ưu điểm:
- Tẩy da chết và hỗ trợ làm sáng da hiệu quả;
- Phù hợp với các vấn đề điều trị chuyên sâu mụn, thâm, da không đều màu.
Nhược điểm:
- Có thể gây kích ứng với thành phần hóa học;
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện.

3. Thời điểm lý tưởng tẩy tế bào chết cho da
Sau khi biết được tẩy tế bào chết có làm trắng da không, bạn nên tìm hiểu thêm về thời điểm lý tưởng để tẩy da chết giúp phát huy tác dụng tối ưu.
3.1 Buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm lý tưởng để bạn tẩy tế bào chết tích tụ qua đêm và làm sạch lớp dầu thừa trên da. Sau khi tẩy da chết, làn da sẽ trở nên sáng mịn và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, nếu tẩy da chết buổi sáng thì rất dễ chịu tác động của ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn cần bôi kem chống nắng, che chắn kỹ càng để bảo vệ da sáng khỏe.
3.2 Buổi tối
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, việc tẩy tế bào chết vào buổi tối sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm cũng như tác nhân gây hại từ môi trường. Đây là thời điểm tuyệt vời để da thư giãn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Sáng hôm sau, bạn sẽ thấy da sáng mịn và đều màu hơn.
4. Quy trình tẩy tế bào chết hỗ trợ sáng da
Thông thường, để tẩy tế bào chết và hỗ trợ sáng da, bạn nên thực hiện theo 4 bước sau đây:
- Bước 1 – Chuẩn bị: Bạn hãy làm sạch da mặt và toàn bộ cơ thể bằng nước ấm giúp giãn nở lỗ chân lông, đảm bảo tẩy da chết dễ dàng hơn. Đối với những vùng da dày như đầu gối, khuỷu tay, bàn chân thì nên ngâm nước ấm lâu hơn để da mềm mại.
- Bước 2 – Làm sạch da: Bạn dùng nước tẩy trang loại bỏ lớp trang điểm. Tiếp theo, bạn sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa trên da. Từ đó làm nền tảng tẩy da chết hiệu quả hơn.
- Bước 3 – Tẩy tế bào chết: Bạn nên ưu tiên sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da. Tiếp đến, đưa sản phẩm lên vùng da cần tẩy, thoa đều và massage nhẹ nhàng theo vòng tròn. Bạn cần tập trung ở những vùng da dày để da chết được loại bỏ hoàn toàn. Giữ nguyên sản phẩm trên da thêm 10 phút thì bạn có thể rửa mặt lại bằng nước sạch.
- Bước 4 – Dưỡng ẩm cho da: Sau khi da được vệ sinh sạch sẽ, bạn sử dụng kem dưỡng hoặc serum cung cấp độ ẩm, tăng cường hấp thu dưỡng chất và giúp da sáng khỏe, mịn màng.

5. Lưu ý tẩy tế bào chết giúp da trắng sáng
Bên cạnh quy trình tẩy da chết, bạn nên tuân thủ theo một số lưu ý dưới đây để đảm bảo da luôn khỏe đẹp và hỗ trợ làm sáng da.
- Kết hợp tẩy tế bào chết và dưỡng trắng: Nếu muốn làn da trắng sáng, mềm mịn thì bạn nên tẩy tế bào chết đều đặn 2 lần/tuần kết hợp sử dụng các sản phẩm dưỡng trắng phù hợp với làn da.
- Chọn sản phẩm phù hợp: Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp với từng loại da chuyên biệt và từng tình trạng da.
- Sử dụng kem chống nắng: Sau khi tẩy da chết, chuyên gia khuyến cáo bạn nên bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng, kết hợp che chắn để bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia UV, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường.
- Tránh tẩy tế bào chết ở vùng da bị thương: Bạn không nên tẩy tế bào chết ở những vùng có vết thương hở tránh bị kích ứng, khiến da viêm nhiễm lâu hồi phục.
- Dưỡng ẩm sâu để da phục hồi: Da dễ bị khô sau khi tẩy tế bào chết. Vì vậy, bạn cần cung cấp độ ẩm cho da bằng những sản phẩm như mặt nạ dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm chứa axit hyaluronic, glycerin, hoặc chiết xuất từ thiên nhiên,…
- Chăm sóc da toàn thân: Không chỉ vùng mặt, da body cũng cần được chăm sóc cẩn thận sau khi tẩy da chết. Bạn có thể sử dụng sữa dưỡng thể hoặc lotion để giúp da thêm sáng mịn, đều màu.
- Tận dụng thời điểm tái tạo da: Sau khi tẩy da chết là thời điểm rất tốt để hấp thụ dưỡng chất làm sáng da như vitamin C, niacinamide. Bạn nên tận dụng để giúp da trắng sáng như mong muốn.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời mà Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh giải đáp cho thắc mắc tẩy tế bào chết có làm trắng da không. Nếu bạn muốn da trắng sáng rạng ngời mà không mất nhiều thời gian thì hãy ứng dụng công nghệ tắm trắng hiện đại. Linh Anh sẵn sàng lắng nghe mong muốn và tư vấn liệu trình tắm trắng tận tâm cho bạn. Hãy để lại SĐT hoặc gọi đến Hotline 0906 933 888, Linh Anh sẽ tư vấn và đặt lịch tắm trắng ngay!
Một số câu hỏi liên quan
1. Bao nhiêu tuổi nên tẩy tế bào chết?
Bạn có thể bắt đầu tẩy tế bào chết từ 12–14 tuổi, khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và da bắt đầu xuất hiện mụn đầu đen hoặc bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, cần chọn sản phẩm nhẹ dịu, không chứa acid mạnh và tần suất thấp (1 lần/tuần) với làn da tuổi dậy thì.
2. Tẩy da chết body 1 tuần mấy lần?
Tần suất hợp lý là 1–2 lần/tuần tùy theo loại da. Da khô hoặc nhạy cảm nên giới hạn 1 lần/tuần, còn da dầu hoặc da thường có thể thực hiện 2 lần/tuần. Tránh lạm dụng vì có thể gây tổn thương hàng rào bảo vệ da.
3. Peel da có được tẩy da chết không?
Không nên tẩy tế bào chết thêm sau khi peel da, đặc biệt là trong vòng 5–7 ngày. Peel da đã là một hình thức loại bỏ lớp sừng mạnh, nếu kết hợp thêm tẩy da chết vật lý/hóa học sẽ làm da mỏng yếu, dễ kích ứng, bỏng rát hoặc viêm da.
4. Tẩy da chết xong có nên đắp mặt nạ không?
CÓ. Sau khi tẩy tế bào chết, làn da sạch và thông thoáng hơn, giúp dưỡng chất từ mặt nạ dễ hấp thu. Bạn nên ưu tiên mặt nạ dưỡng ẩm, làm dịu hoặc phục hồi da để tránh kích ứng và củng cố hàng rào bảo vệ da.
5. Dùng sữa rửa mặt trước hay tẩy da chết trước?
Sữa rửa mặt nên dùng trước, để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm. Sau đó mới thực hiện tẩy da chết để hoạt chất tiếp xúc tốt hơn với lớp tế bào sừng, giúp tăng hiệu quả làm sạch sâu và tái tạo da.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy là một chuyên gia có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y đa khoa và Da liễu, được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Da liễu bởi Sở Y tế Tiền Giang. Bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa cấp I chuyên ngành Da liễu, đồng thời có chứng chỉ đào tạo liên tục về các thủ thuật cơ bản và tiểu phẫu da, cùng chứng chỉ ứng dụng Laser và ánh sáng trong Da liễu.
Trong suốt 18 năm qua, bác sĩ đã thành công tư vấn và điều trị các vấn đề về da cho hơn 10,000 khách hàng ở độ tuổi khác nhau. Với nền tảng chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm thực tế lâu năm, bác sĩ Nguyễn Quốc Huy đảm nhận vai trò tư vấn nội dung liên quan đến Da liễu như chăm sóc da an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp.