fbpx

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

hình ảnh vết khâu tầng sinh môn

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Có nhiều lo ngại về việc vùng kín có thể mất đi tính thẩm mỹ và không thể hồi phục như trước. Vậy sau sinh, vết khâu tầng sinh môn thường có những biến đổi gì? Chị em tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quá trình lành vết thương để có cách chăm sóc vùng kín phù hợp nhé!

1. Tầng sinh môn là gì? Tại sao phải khâu tầng sinh môn?

Tầng sinh môn là khu vực nằm giữa âm hộ và hậu môn của phụ nữ, có chiều dài khoảng 3-5 cm. Đây là một vùng quan trọng trong cơ quan sinh sản có nhiệm vụ là bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực tràng, và âm đạo.

Ngoài ra, tầng sinh môn còn là cửa để tiếp nhận tinh trùng khi quan hệ tình dục.

hình ảnh vết khâu tầng sinh môn mới khâu và đã lành
Tầng sinh môn là gì?

Trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn thường gặp tình trạng rách, đặc biệt là ở lần sinh đầu tiên.

Một số trường hợp bác sĩ phải chủ động rạch để mở rộng tầng sinh môn, giúp em bé có đủ không gian để chui ra ngoài mà không gây rách tự nhiên.

Thực hiện cắt tầng sinh môn cũng nhằm đảm bảo một vết khâu thẩm mỹ hơn so với rách tự nhiên, vì vết rách tự nhiên thường không theo đường thẳng.

Sau khi sinh, bác sĩ sẽ thực hiện việc khâu lại vết cắt hoặc vết rách, tạo nên vết khâu tầng sinh môn.

2. Hình ảnh rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Bác sĩ có thể thực hiện rạch tầng sinh môn theo hai cách:

  • Rạch thẳng từ trên xuống: Bác sĩ sẽ thực hiện vết rạch từ cửa dưới của âm đạo hướng về phía trực tràng. Mặc dù vết rạch này thường nhanh lành nhưng có nguy cơ bị rách dài tới trực tràng, được gọi là rách độ ba hoặc độ bốn.
  • Rạch xéo một bên: Vết rạch này được thực hiện chếch tầm 45 độ từ cửa dưới của âm đạo sang hai bên. Phương pháp rạch này giúp giảm nguy cơ rách hậu môn trực tràng, nhưng đồng thời có thể gây mất nhiều máu và làm vết thương lâu lành hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh vết khâu tầng sinh môn. Vì hình ảnh có tính nhạy cảm, bài viết chỉ cung cấp hình ảnh minh họa giống 99%.

hình ảnh vết khâu tầng sinh môn qua các giai đoạn
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường
minh họa quy trình cắt và khâu tầng sinh môn
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn qua các giai đoạn

3. Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở 

Khi phát hiện vết khâu bị hở, sản phụ không nên tự xử lý mà nên ngay lập tức đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nếu để vết hở trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ngoài ra, vết thương hở còn gây đau đớn hoặc tạo thành vết sẹo mất thẩm mỹ.

Mẹ có thể nhận biết vết khâu tầng sinh môn bị hở thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Thấy có lỗ hở tại vị trí khâu hoặc vết khâu bị rách và có thể nhìn thấy các mô bên trong.
  • Chảy máu hoặc thấy có cục máu đông.

Tham khảo một số hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở dưới đây:

hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở miệng
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở
hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở nhìn thấy rõ
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở

4. Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

Mưng mủ là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy vết khâu đang bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do quá trình chăm sóc không đúng cách, tạo cơ hội cho vi khuẩn và vi trùng xâm nhập, gây viêm nhiễm.

Trong trường hợp này, mẹ bỉm phải thực hiện điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống, tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng như sau:

  • Vết thương xuất hiện mưng mủ với các màu trắng, vàng hoặc xanh.
  • Phần vết thương trở nên đỏ, sưng to.
  • Tiết dịch từ vết thương có mùi khá khó chịu và gây đau khi tiếp xúc.
  • Sốt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn và nôn mửa.
  • Đau buốt khi mẹ bỉm thực hiện các hoạt động vệ sinh.

Những triệu chứng này không chỉ tạo ra sự không thoải mái mà còn có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn. Việc điều trị kịp thời giúp giảm nguy cơ biến chứng, đồng thời khi vết thương khi liền lại cũng được thẩm mỹ hơn.

Tham khảo một số hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ dưới đây:

hình ảnh vết khâu bị mưng mủ màu vàng
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ
hình ảnh vết khâu bị sưng tấy và loét
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

5. Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt

Sau khi vết thương ở tầng sinh môn đã lành, mẹ bỉm vẫn phải đối mặt với tình trạng sẹo lồi hoặc bị lồi cục thịt.

Vết sẹo lồi này có thể xuất hiện ở vị trí khâu với độ dài và hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng người. Điều này khiến chị em bị tự ti và không thoải mái khi quan hệ, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của sẹo lồi bao gồm:

  • Cơ địa tạo sẹo lồi: Những người có cơ địa tạo sẹo lồi thường có khả năng tạo sẹo cao hơn sau phẫu thuật. Điều này xuất phát từ sự tăng sinh quá mức của các tế bào và mô trong vùng tổn thương, tạo nên sẹo lồi.
  • Viêm nhiễm vết khâu: Nếu bị viêm nhiễm thường dễ dẫn đến hình thành sẹo. Quá trình tái tạo mô bị gián đoạn và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, dẫn đến việc tạo sẹo lồi.
  • Thực phẩm gây sẹo: Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tạo mô hoặc làm chậm quá trình phục hồi cơ thể. Những thực phẩm nên tránh bao gồm thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản, bánh kẹo, đồ ngọt, và trứng gà.

Với vết sẹo lồi, mẹ bỉm có thể thấy phần da tổn thương bị gồ lên, khi sờ cảm nhận độ cứng, mặt da trở nên trơn nhẵn, và có thể thay đổi màu sắc thành đỏ hồng hoặc nâu nhạt. Kích thước của sẹo tùy thuộc vào kích thước của vết khâu ban đầu.

Tham khảo một số hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt ngay dưới đây:

hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt

6. Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành

Mặc dù có nhiều biến chứng có thể xuất hiện ở vết khâu tầng sinh môn, nhưng nếu mẹ thực hiện quy trình chăm sóc một cách kỹ lưỡng, khả năng lành vết thương là rất cao.

Trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần sau phẫu thuật, chỉ khâu sẽ dần tự tiêu đi, lúc này vết thương cũng được lành lại, cụ thể:

  • Máu sẽ ngừng chảy và bắt đầu đông lại. Sau khoảng một ngày, một lớp dịch vàng sẽ bao phủ bên ngoài vết thương để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Sau 2-3 ngày, lớp dịch vàng chuyển sang màu đỏ, sau đó chuyển sang ngả vàng nâu và dần khô lại.
  • Một lớp sừng cứng dần sẽ bao phủ vết thương, điều này được kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

Lớp sừng sẽ tróc dần, phía dưới là lớp da non màu hồng nhạt, trơn tru và mềm mại khi áp dụng áp lực. Sau một thời gian, lớp da non sẽ dần sậm màu đến khi giống với màu da bình thường.

Tham khảo một số hình ảnh vết khâu tầng sinh môn đang lành dưới đây:

quá trình vết khâu tầng sinh môn đang lành lại
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành
hình ảnh vết khâu tầng sinh môn đã lành lại
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành

7. Vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không?

Sau khi khâu tầng sinh môn, việc chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng để đảm bảo vết khâu nhanh lành và phục hồi như bình thường.

Thông thường, nếu người mẹ chăm sóc đúng cách, vết khâu tầng sinh môn có thể tự hồi phục trong khoảng 2-3 tuần.

Trong giai đoạn này, mẹ có thể trải qua cảm giác đau và khó chịu ở khu vực “cô bé”. Sau khoảng 1 tháng, cảm giác đau và khó chịu sẽ giảm dần, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Vết khâu sẽ tự tiêu biến trong 20 – 90 ngày hoặc có thể cần đến bác sĩ để cắt chỉ, tuy nhiên, hiện nay đa phần bác sĩ sử dụng chỉ tự tiêu.

hình ảnh vết khâu tầng sinh môn đang lành
Vết rạch tầng sinh môn bị hở có tự lành được không?

Nếu mẹ bỉm không tuân thủ các biện pháp kiêng khem và chăm sóc vết thương một cách cẩn thận, có thể tăng nguy cơ gặp các biến chứng. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Vết khâu tầng sinh môn bị hở: Có thể xuất hiện một lỗ nhỏ trên miệng vết khâu hoặc vết khâu bị rách rộng, tạo ra khoảng trống có thể nhìn thấy được các mô bên trong.
  • Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ: Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Mẹ bỉm có thể cảm thấy đau, phần chỉ khâu có thể chảy mủ trắng, vàng hoặc xanh, đồng thời có các triệu chứng như ngứa, sưng nóng và đỏ.
  • Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Một số bẹ bỉm có thể trải qua tình trạng vết thương lành lại nhưng bị lồi, gây mất thẩm mỹ. Điều này có thể là do chăm sóc không đúng cách, như ăn các loại thực phẩm tăng sinh tế bào hoặc thiếu chất dinh dưỡng làm chậm quá trình lành thương.

Để tránh những biến chứng trên, mẹ bỉm cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đồng thời, cần kiêng ăn các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục như rau muống, thịt bò, đồ nếp,…

Mong rằng bài viết trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về hình ảnh vết khâu tầng sinh môn. Dù có những bận rộn với việc chăm sóc em bé sau sinh, mẹ bỉm cũng nên dành thời gian quan tâm đến sức khỏe cá nhân. Chúc toàn thể các mẹ bỉm luôn khỏe mạnh và hãy theo dõi những bài viết khác từ Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh để học hỏi thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý