Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Cách ăn bánh tráng không mập

bánh tráng trộn bao nhiêu calo

Bánh tráng trộn là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Dường như nó đã trở thành món ăn vặt quen thuộc mà ai cũng phải nếm qua mới biết thế nào là “mỹ vị nhân gian”. Tuy nhiên, team tập gym hay muốn giảm cân muốn ăn bánh tráng trộn cũng phải đắn đo không biết nó có chứa bao nhiêu calo. Nhân chủ đề ăn vặt hôm nay, chị em hãy cùng tìm hiểu bánh tráng trộn bao nhiêu calo nhé!

1. Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?

Với câu hỏi bánh tráng trộn bao nhiêu calo, theo các Chuyên gia Dinh dưỡng, cứ 100g bánh tráng trộn sẽ có khoảng 300 calo. Bên cạnh đó, 100g bánh tráng trộn còn chứa thêm 16g chất béo, 33g carbs và 5g protein nhưng lại chứa tới 94,5% chất bột đường.

Bánh tráng trộn ra đời ở miền Tây sau đó phát triển và trở thành món ăn đường phố quen thuộc của người  Việt Nam hiện nay. Nguồn gốc của món ăn này được hình thành từ các làng nghề làm bánh tráng, họ sẽ cắt bỏ phần thừa để những chiếc bánh tráng trông đẹp mắt và ngon miệng hơn.

Dần dần, họ sáng tạo khi thêm muối tôm, sa tế, hành phi hay thậm chí là khô bò, xoài thái sợi, trứng cút… để trộn vào bánh tráng, tạo nên một món ăn đặc vị tuyệt vời.

Mặc dù ở mỗi nơi hương vị bánh tráng và những cachs trộn khác nhau nhưng tổng thể hàm lượng calo trong bánh tráng vẫn không thay đổi nhiều. Theo đó, một bịch bánh tráng có trọng lượng 200g chứa gần 600 calo.

ăn bánh tráng trộn có mập không
Cứ 100g bánh tráng trộn sẽ có khoảng 300 calo

2. Ăn bánh tráng trộn nhiều có mập không?

Mỗi ngày một người trưởng thành cần phải đốt cháy/tiêu hao trung bình 1800 – 2000 calo để có thể duy trì thể trạng sức khỏe và hoạt động bình thường. Nếu bạn ăn một bịch bánh tráng khoảng 200g thì đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể gần 600 calo. Chúng ta chưa tính đến các thực phẩm cần bổ sung trong 1 ngày để duy trì hoạt động.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng lượng calo từ bánh tráng trộn gần bằng ⅓ lượng calo cần nạp vào cơ thể trong mỗi bữa ăn (dao động 600 – 667 calo. Vậy Linh Anh có thể khẳng định rằng ăn bánh tráng trộn dễ mập, dễ tăng cân.

Bên cạnh calo, bánh tráng trộn còn chứa nhiều chất béo và tinh bột. Mặc dù là món ăn vặt ngon, rẻ, hấp dẫn nhưng nếu ăn nhiều bánh tráng trộn sẽ khiến cơ thể bị dư thừa chất béo và tinh bột, có nguy cơ béo phì.

Ngoài ra, bánh tráng trộn còn chứa dầu điều với hàm lượng chất béo đã bão hòa gây hại cho cơ thể và vóc dáng. Thêm vào đó, những thành phần như ớt bột, nước để lâu có thể gây ra hiện tượng oxy hóa gây hại sức khỏe.

Tóm lại, bánh tráng trộn có nguy cơ tăng cân gây béo phì, vì thế, những ai đang trong quá trình tập gym, yoga hay đang giảm cân KHÔNG NÊN ăn bánh tráng trộn.

1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo
Ăn bánh tráng trộn KHÔNG ĐÚNG CÁCH sẽ bị mập

3. Cách ăn bánh tráng trộn tránh tăng cân

Được xem là món ăn vặt “trứ danh” được nhiều người yêu thích nhưng nếu không ăn đúng cách, bánh tráng trộn sẽ trở thành nguyên nhân thúc đẩy quá trình tăng cơ, béo phì. Sau khi đã biết bánh tráng trộn bao nhiêu calo, bạn nên có cách ăn phù hợp tránh tăng cân. Cụ thể:

3.1 Chế độ ăn hợp lý

Nếu bạn ăn bánh tráng trộn thường xuyên và trong thời gian dài thì việc tiêu hóa sẽ khó khăn hơn, mỡ cũng dần tích tụ nhiều hơn. Một khi không kiểm soát tốt lượng bánh tráng nạp vào cơ thể sẽ dẫn đến mỡ thừa càng nhiều, càng dễ béo phì.

Bạn cần có chế độ ăn hợp lý, đồng thời hạn chế các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Chỉ nên ăn món bánh tráng trộn khoảng 1-2 lần/tuần, khi ăn nên uống nhiều nước.

3.2 Thời điểm ăn bánh thích hợp

Chúng ta nên ăn bánh tráng trộn trước bữa chính khoảng 1 tiếng, đồng thời hạn chế ăn vào buổi tối để tránh tình trạng khó tiêu hóa. Ăn buổi tối còn có nguy cơ tích mỡ thừa gây béo phì.

3.3 Kết hợp với rau củ quả tươi

Bên cạnh lượng calo “chóng mặt”, bánh tráng trộn còn chứa nhiều tinh bột đường dễ khiến bạn tăng cân. Vì vậy, nên kết hợp ăn bánh tráng với rau củ quả tươi như xoài xanh, cà rốt, đu đủ… Điều này sẽ hạn chế các tác động xấu trong bánh tráng gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, rau củ quả tươi có chứa nhiều chất xơ, vitamin C giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa.

3.4 Chăm chỉ luyện tập thể dục

Không có một biện pháp nào giúp nâng cơ thể lực, bảo vệ sức khỏe làm săn chắc vóc dáng bằng các bài tập thể dục thể thao. Nếu bạn không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của bánh tráng trộn thì cần chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao như chạy bộ, đạp xe đạp hoặc thực hiện các bài tập yoga, bơi lội để giữ gìn vóc dáng nhé!

Thực tế, một chế độ tập luyện thể thao phù hợp sẽ giúp cơ thể tiêu hao lượng calo nhất định. Điều này giúp cân bằng lượng calo nạp vào cơ thể và lượng calo tiêu hao. Lời khuyên từ các Chuyên gia Linh Anh, hãy tập luyện thể dục kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu các nguy cơ tăng cân, béo phì.

calo trong bánh tráng trộn
Cách ăn bánh tráng trộn tránh tăng cân

4. Một số tác hại khác của bánh tráng trộn với sức khỏe

Ngoài việc dễ tăng cân, tích trữ mỡ thừa, ăn bánh tráng trộn còn có một vài tác hại khác.

4.1 Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả

Như đã chia sẻ, bánh tráng trộn có chứa hàm lượng acid béo no, nếu bạn ăn vào sẽ khiến khó tiêu, chướng bụng vô cùng khó chịu.

Khi ăn nhiều, lượng acid béo cũng sẽ tích nhiều thêm dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn, làm rối loạn quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn nôn.

4.2 Tăng khả năng bị táo bón

Nếu ăn bánh tráng trộn khi đang đói thì hệ tiêu hóa khó tiêu, dẫn đến táo bón. Nguyên nhân được cho là vitamin C và các chất trong xoài non khiến bạn dễ bị chướng bụng, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn là tình trạng bị trĩ hoặc mắc các bệnh liên quan đến ruột thừa.

4.3 Nguy cơ ung thư cao

Các gia vị như bột ớt, hành phi, dầu… sẽ không thể thiếu nếu muốn món bánh tráng trộn đậm vị, tuyệt hảo. Tuy nhiên, các loại gia vị này thường được chế biến một lần với số lượng nhiều nên dễ bị hiện tượng oxy hóa các chất dinh dưỡng.

Những chất dinh dưỡng đã bị oxy hóa được sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

4.4 Mất cảm giác ngon miệng

Không thể phủ nhận rằng hương vị của bánh tráng trộn khiến ta khó lòng cưỡng lại. Vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn ngon miệng. Tuy nhiên, chính những vị mặn mặn, cay cay đó lại kích thích cảm giác thèm ăn và khát nước của chúng ta. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không còn thiết tha gì với các món ăn khác bởi bụng chướng, no kéo dài đến 4-5 tiếng đồng hồ.

4.5 Nguy cơ bị ngộ độc cao

Bánh tráng trộn là món ăn vặt được giới trẻ yêu thích, được bán hầu như ở khắp các cổng trường, vỉa hè… Môi trường này tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao vì vi khuẩn dễ xâm nhập vào thức ăn.

Những loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, tăng nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe cực kỳ lớn.

bánh tráng trộn có béo không
Tác hại của bánh tráng trộn đối với sức khỏe

Nhiều chị em muốn ăn bánh tráng trộn hoặc cực kỳ thích ăn nhưng vẫn sợ béo nên đặt câu hỏi bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Mỗi bịch bánh tráng khoảng 100g sẽ có đến 300 calo. Vì vậy, chị em cần cân nhắc cẩn thận và có cách ăn phù hợp tránh bị tăng cân khi ăn món ăn vặt này nhé!

NHẬN TƯ VẤN NGAY