Giai đoạn mang thai là thời kỳ nhạy cảm, phụ nữ rất dễ bị tổn thương. Nếu không được chăm sóc cẩn thận dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, nhiều chị em muốn phun xăm nhưng vẫn lo lắng có bầu xăm môi được không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Linh Anh giải đáp ngay bài viết dưới đây!
1. Tại sao trong giai đoạn thai kỳ môi mẹ bầu thường bị thâm đen?
Trước khi giải đáp thắc mắc có bầu xăm môi được không, bạn nên biết lý do tại sao trong giai đoạn thai kỳ, môi của mẹ bầu thường có xu hướng thâm đen, xỉn màu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ nhất. Điều này cũng làm các hắc sắc tố melanin trong cơ thể tăng đột ngột, dẫn đến tình trạng môi thâm tím, khuôn mặt cũng kém sức sống, già hơn trông thấy. Đó cũng là lý do nhiều mẹ bầu muốn phun xăm môi như một phương pháp giúp đôi môi tươi tắn, hồng hơn. Đồng thời phương pháp còn giúp khuôn mặt trở nên tươi trẻ, tràn đầy sức sống hơn.
Song, việc phun xăm sẽ tạo ra các vết thương nhỏ li ti để đưa mực xăm vào môi, tạo màu môi. Điều này vô tình làm tổn thương da, thuốc tê và mực xăm hóa học thấm vào môi đi vào cơ thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến Bác sĩ/Chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn.
2. Có bầu xăm môi được không?
Nếu bạn đang thắc mắc có bầu xăm môi được không thì theo các Chuyên gia tại Linh Anh, trong quá trình mang thai KHÔNG NÊN phun xăm môi bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng hay các biến chứng do mực xăm hóa học, thuốc ủ tê, thuốc kháng sinh gây ra cho mẹ bầu và thai nhi.
Khi mang thai, mô trên mặt sẽ có xu hướng căng ra do dự trữ nước và sẽ trở lại bình thường sau khi sinh xong. Nếu xăm môi ở thời điểm mang thai thì sau sinh vết xăm có thể sẽ bị biến dạng, môi nhăn nhúm không còn đẹp nữa.
Ngoài ra, màu môi thâm sạm quá mức do tăng sắc tố melanin khi mang thai có thể khiến bạn chọn lựa màu phun môi không phù hợp, dẫn đến kém thẩm mỹ. Sau đây là những ảnh hưởng tiêu cực nếu phun xăm môi khi đang mang bầu:
2.1 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé
Mang thai có nên xăm môi không? Giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ rất dễ bị tổn thương, những tổn thương này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Phun xăm môi sử dụng đầu kim tác động vào lớp biểu bì môi tạo các vết thương nhỏ li ti để đưa mực phun xăm phủ lên môi. Điều này có thể khiến môi bị tổn thương, kích ứng và nguy hiểm cho sức khỏe.
2.2 Mực xăm ảnh hưởng đến tuyến sữa của mẹ
Mẹ sau sinh đang cho con bú xăm môi được không? Bác sĩ/Chuyên gia nhận định, các loại mực xăm hóa học, không có nguồn gốc rõ ràng khi thâm nhập vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu KHÔNG NÊN phun xăm môi cho đến khi sinh xong, đã cai sữa cho bé.
2.3 Thuốc ủ tê gây biến chứng, dị tật
Mặc dù thuốc ủ tê trước khi phun xăm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây biến chứng, thậm chí dị tật. Trong giai đoạn 1-3 tháng đầu tiên sau khi mang thai là thời kỳ nhạy cảm, thai nhi càng nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng của thuốc ủ tê càng lớn.
Để hiểu rõ hơn về những biến chứng và rủi ro, bạn có thể tham khảo ngay bài viết: Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?
2.4 Không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nếu kiêng cữ sau phun môi
Có thể bạn chưa biết, sau khi phun xăm môi, bạn cần kiêng cữ một số loại thực phẩm như thịt gà, hải sản, thịt bò, đồ nếp,… để đảm bảo an toàn sức khỏe, giúp vết thương nhanh lành, màu môi lên đẹp. Nhưng điều này vô tình ngăn chặn việc cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thai nhi. Từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, mẹ và bé dễ bị suy dinh dưỡng, con sinh ra cũng dễ mắc bệnh.
2.5 Có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Những địa chỉ phun xăm môi kém chất lượng, không uy tín thường không vệ sinh dụng cụ phun xăm sạch sẽ, quy trình phun môi không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, không khử khuẩn tiệt trùng trước khi thực hiện phun xăm môi,… Tất cả điều này có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ các vị khách trước đó như HIV, viêm gan B, C,…
Chính vì vậy đối với câu hỏi “có bầu xăm môi được không” thì câu trả lời là mẹ bầu không nên xăm môi mà có thể sử dụng các phương pháp làm đẹp an toàn như tô son môi, dưỡng môi bằng nguyên liệu tự nhiên, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây nhé!
Việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi là điều cực kỳ quan trọng, các mẹ bầu không nên tin vào những lời quảng cáo vô căn cứ mà sử dụng dịch vụ, từ đó ảnh hưởng đến cơ thể. Hãy nên chờ đến khi sinh xong và cai sữa bé thì hẵng phun xăm môi để bảo vệ sức khỏe 2 mẹ con. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh câu hỏi có bầu xăm môi được không, bạn có thể tham khảo thêm “có bầu phun lông mày được không?” để giải đáp trọn vẹn các thắc mắc của mẹ bầu, từ đó chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn nhé!
3. Thời điểm thích hợp để phun xăm môi cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên phun xăm môi để tránh những tác động xấu đến cơ thể của mẹ và bé. Thời điểm thích hợp để phun xăm môi nên là 6 tháng trước khi có ý định mang thai. Bởi vì thời gian này cơ thể của bạn có thể chịu được tổn thương và có thể kiêng cữ mà không cần lo lắng các vấn đề dinh dưỡng cho thai nhi.
Vả lại, thời điểm này, cơ thể của bạn vẫn chưa thay đổi nội tiết tố, môi vẫn ở trạng thái bình thường nên việc lựa chọn màu môi cũng sẽ chuẩn và đẹp hơn.
4. Giải pháp thay thế phun xăm môi khi mang thai
Nếu không thể phun xăm môi thì đâu là giải pháp tối ưu cho các mẹ bầu làm đẹp môi trong khi đang mang baby? Các Chuyên gia Linh Anh khuyên bạn nên thực hiện các phương pháp thay thế phun xăm dưới đây, vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và bé mà vẫn xinh rạng ngời.
4.1 Sử dụng các phương pháp làm đẹp an toàn cho mẹ bầu
Các phương pháp làm đẹp môi tự nhiên, an toàn nên là ưu tiên hàng đầu cho các mẹ bầu. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để duy trì đôi môi mềm mại, tránh môi khô nứt nẻ. Ngoài ra, mẹ bầu nên dưỡng môi bằng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, mật ong… để môi không bị khô ráp.
Việc sổ mũi, nghẹt mũi khiến mẹ bầu khó chịu và thở bằng miệng, vô tình khiến môi khô nứt nẻ. Để tránh tình trạng này, bạn nên dùng xịt mũi bằng nước muối khoáng nhằm làm sạch, thông mũi và phòng ngừa viêm mũi.
Bỏ các thói quen liếm, cắn, bặm môi để tránh tình trạng môi thâm nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để môi không bị khô nứt. Loại máy này có thể giữ ẩm trong không khí nên cũng rất tốt cho hô hấp của bé sau sinh.
Các mẹ bầu có thể tham khảo 7+ cách dưỡng môi bằng dầu oliu làm hồng môi tự nhiên hiệu quả tại nhà.
4.2 Chăm sóc môi bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Bạn nên uống thêm nước ép trái cây tươi, ăn rau xanh và bổ sung các loại vitamin C, E, Biotin hoặc Collagen để da dẻ mịn màng, tăng độ đàn hồi và môi hồng hào hơn.
Các mẹ cũng có thể dùng thêm những loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho phụ nữ mang thai để thu nhỏ lỗ chân lông và giảm các nếp nhăn.
Có được xăm môi khi đang mang thai không? – Blog đẹp
Tóm lại, đối với câu hỏi có bầu xăm môi được không thì câu trả lời là KHÔNG. Trong thời kỳ mang thai cơ thể cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương, mẹ bầu hãy cẩn thận bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Sau khi sinh và dứt sữa bé, bạn hãy phun xăm môi giúp khuôn mặt tươi tắn hơn, trong giai đoạn mang thai chỉ nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc môi. Chúc bạn mẹ tròn con vuông, mọi điều suôn sẻ nhé!
Nếu có thắc mắc bạn có thể liên hệ Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh qua hotline: 0906 933 888 hoặc điền form đăng ký để được các bác sĩ, chuyên viên giỏi chuyên môn và có kinh nghiệm tư vấn trực tiếp.
Ngọc Tuấn hiện đang đảm nhận vai trò là Master Phun xăm tại Linh Anh chi nhánh Đà Lạt. Dựa vào 4 năm kinh nghiệm, anh còn trở thành người tư vấn nội dung chuyên ngành phun xăm thẩm mỹ.