fbpx

Các loại thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở để nhanh lành

thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở

Vết khâu tầng sinh môn bị hở là tình trạng thường gặp ở các mẹ bỉm đang phục hồi sau sinh. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người phụ nữ. Do đó, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở phù hợp. Trong bài viết này, Linh Anh sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thuốc bôi cần có cho mẹ bỉm phục hồi vết khâu.

1. Thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở

Các loại thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở được sử dụng để giảm tình trạng nhiễm trùng và kích thích quá trình lành vết thương. Theo đó, một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm:

các loại thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở
Thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở
  • Nước muối sinh lý: Dùng để làm sạch vết thương, rửa trôi sản dịch, bụi bẩn và chất cặn mà không gây đau xót cho mẹ bỉm.
  • Dung dịch sát khuẩn Betadine hoặc Povidine 10%: Có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc đắp hoặc cao dán (nếu được chỉ định bởi bác sĩ): Sử dụng để điều trị các trường hợp vết thương đã bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.
  • Kem hoặc gel trị sẹo: Giúp hạn chế tình trạng sẹo ở vùng khâu và hỗ trợ phục hồi thẩm mỹ vùng kín của phụ nữ.

2. Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở

Theo thống kê mới nhất có khoảng 50% các bà mẹ sau sinh gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở. Nếu phát hiện vết khâu bị hở là do các nguyên nhân sau đây, các mẹ nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:

  • Vệ sinh sai cách hoặc vận động mạnh khiến vết khâu bị bung chỉ.
  • Với vết khâu dùng chỉ tự tiêu: Khi vết thương gặp tình trạng phục hồi chậm, chỉ có thể sẽ tự tiêu trước khi vết thương được lành hoàn toàn, gây rủi ro vết khâu bị hở.
  • Với vết khâu dùng chỉ thường: Sau khi cắt chỉ, các lớp mô tầng sinh môn vẫn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn, làm cho vết thương dễ bung ra.

3. Quy trình bôi thuốc vệ sinh vết khâu tầng sinh môn bị hở

Vết khâu tầng sinh môn bị hở tăng nguy cơ nhiễm khuẩn do vùng kín là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Dưới đây là trình tự các bước vệ sinh tại nhà khi vết khâu tầng sinh môn bị hở:

Bước 1: Rửa sạch vết khâu bằng nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội. Với mẹ vẫn còn ra sản dịch cần phải vệ sinh kỹ lưỡng hơn.

Bước 2: Lau khô vết khâu bằng khăn mềm, dễ thấm nước.

Bước 3: Sử dụng bông gòn tẩm dung dịch Betadine hoặc Povidine 10% (cồn đỏ) chấm lên khu vực vết khâu để sát trùng. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch tay và dùng thêm găng tay y tế dùng 1 lần.
  • Đổ dung dịch sát trùng lên bông, gạc sạch.
  • Lấy gạc lau xung quanh vết khâu tầng sinh môn theo một chiều nhất định. Lưu ý, không nên để tay chạm trực tiếp vào vết khâu.
  • Sau 3 – 5 phút, dung dịch sát trùng khô rồi mới dùng thuốc ở bước tiếp theo.

Bước 4: Sử dụng thuốc bôi hoặc dán cao theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 5: Chỉ sử dụng kem trị sẹo khi vết thương đã khô và lành hẳn.

quy trình bôi thuốc vệ sinh vết khâu tầng sinh môn bị hở
Quy trình bôi thuốc vệ sinh vết khâu tầng sinh môn bị hở

Lưu ý: Mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây tổn thương nặng hơn hoặc bị kích ứng thuốc, kháng sinh. Việc tự ý áp dụng thuốc trị sẹo trước khi vết thương lành có thể ngăn cản quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4. Khi nào cần đến khám bác sĩ?

Đối với tình trạng vết khâu tầng sinh môn hở nhẹ, mẹ bỉm có thể tự chăm sóc và vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên, khi gặp phải một trong những hiện tượng sau đây, cần đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức để được điều trị chuyên sâu, kịp thời.

4.1 Khi vết hở lớn, các mô bên trong bị lộ ra

Khi vết khâu tầng sinh môn hở lớn từ 2cm trở lên, lúc này các mô bên trong bị lộ ra ngoài và dễ dàng nhìn thấy.

Trong trường hợp này, các mô xung quanh miệng vết khâu có thể bị tách rời, khó khăn trong việc tự liền lại. Vết khâu lớn và bị hở có thể gây khó khăn trong quá trình lành, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tình trạng này không chỉ gây đau đớn kéo dài mà còn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tăng khả năng để lại sẹo lồi và làm mất thẩm mỹ.

Do đó, khi mẹ phát hiện vết khâu hở với kích thước từ 2cm trở lên, việc đến khám ngay lập tức để được bác sĩ xử lý kịp thời là quan trọng.

cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để nhanh lành
Thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở – Khi nào cần đến khám bác sĩ?

4.2 Khi vết thương chảy nhiều máu và dịch

Khi vết khâu bị hở rách quá lớn, gây tổn thương đến các tế bào mô lành xung quanh và dẫn đến hiện tượng chảy máu liên tục, vết rách lúc này rất khó tự liền.

Thông thường, vết khâu có thể tiết ra lượng lớn dịch huyết tương nhằm phục hồi các lớp mô tại vết hở. Nếu không được xử lý kịp thời, máu và dịch chảy ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Đối với trường hợp này, bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện quy trình làm sạch lớp máu và dịch đông tại vết thương.

Sau đó, bác sĩ tiến hành cầm máu, sát trùng vết thương và thực hiện quy trình khâu lại tầng sinh môn. Việc này giúp kiểm soát chảy máu, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ quá trình lành của vết thương.

4.3 Khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Khi vết khâu tầng sinh môn bị hở, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, mẹ bỉm lúc này có thể gặp các triệu chứng như sốt, vết khâu sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy, mùi khó chịu, và nhanh chóng đến bác sĩ để được điều trị.

Trong trường hợp này, trước hết cần phải xử lý nhiễm khuẩn. Bác sĩ sẽ loại bỏ các mô không có khả năng phục hồi, sát trùng vết thương và sau đó tiến hành khâu hồi phục tầng sinh môn.

Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở để điều trị nhiễm khuẩn, quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn.

cách vệ sinh tầng sinh môn tại nhà
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng cần đến gặp bác sĩ

5. Bị đứt chỉ vết khâu tầng sinh môn có cần khâu lại không?

Việc đứt chỉ khâu tầng sinh môn có cần khâu lại hay không và khi nào thì nên đi khâu lại sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Chi tiết có trong phần dưới đây:

5.1 Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng

Khi vết thương tầng sinh môn đã bị nhiễm trùng, việc khâu lại không được khuyến khích. Các lớp mô tại vị trí tổn thương không thể liền lại một cách hiệu quả và việc đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.

Để xác định xem vết khâu bị hở đã nhiễm trùng hay chưa, mẹ bỉm có thể quan sát các triệu chứng sau:

  • Vết thương sưng đỏ, ngứa ngáy, có hiện tượng chảy mủ hoặc dịch.
  • Mùi hôi tại vị trí bục chỉ.
  • Sản phụ xuất hiện các triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh.

Trong trường hợp này, mẹ bỉm trước tiên cần sát trùng vùng tổn thương và thực hiện điều trị nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn trước khi cân nhắc việc khâu lại tầng sinh môn bị bục chỉ. Việc này giúp đảm bảo rằng vết thương được chăm sóc đúng cách và giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng.

nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở
Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng có thể khâu lại

5.2 Nếu không có nhiễm trùng

Nếu không xuất hiện nhiễm trùng, vết khâu có thể được khâu lại tùy thuộc vào mức độ hở và theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi quá trình khâu được hoàn tất, cần điều chỉnh sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tình trạng bục chỉ vết thương.

Dưới đây là một số hướng dẫn mẹ bỉm nên lưu ý thực hiện:

  • Hạn chế vận động: Tránh các động tác mạnh, đặc biệt là các hoạt động tạo áp lực lên vùng chậu và tầng sinh môn. Cần giữ cho vùng chậu được nghỉ ngơi để tăng khả năng lành của vết thương.
  • Đi lại nhẹ nhàng: Thực hiện đi lại nhẹ nhàng và không nên khiêng hoặc nâng đỡ các vật có trọng lượng lớn.
  • Quan tâm đến chế độ ăn uống: Ưu tiên ăn các thực phẩm lỏng, giàu chất xơ và dễ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm áp lực lên đường ruột.
  • Vệ sinh kỹ lưỡng: Thực hiện vệ sinh vết thương hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành của vết thương.

Những biện pháp trên giúp đảm bảo rằng vết thương được bảo vệ và có điều kiện tốt nhất cho quá trình lành vết thương. Đồng thời giúp giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng.

Trên đây, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về việc sử dụng thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ các mẹ bỉm không chỉ trong việc xử lý tình trạng vết khâu, mà còn giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh. Chúc các mẹ bỉm luôn khỏe mạnh để chăm sóc cho bé yêu của mình được tốt nhất nhé!

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý