fbpx

Thuốc uống sau phun môi giúp kháng khuẩn, tránh viêm nhiễm

thuốc uống sau phun môi

Sau khi thực hiện phun xăm môi, trên bề mặt môi sẽ chịu những tổn thương nhất định. Các vết thương nhỏ có thể bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Vì vậy, nhiều chị em thắc mắc không biết phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không. Bài viết này sẽ gợi ý cho mọi người những loại thuốc uống sau phun môi giúp kháng khuẩn, giảm đau và tránh tình trạng viêm nhiễm.

1. Sau phun môi có cần uống thuốc kháng sinh không?

Phun môi tạo ra những vết thương nhỏ trên bề mặt môi, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập, gây nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Khi các vết thương này bị nhiễm trùng, không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của môi mà còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho vùng da mỏng manh, thậm chí dẫn đến sẹo.

Trong các trường hợp nhiễm trùng và mưng mủ sau phun môi, việc sử dụng thuốc uống sau phun môi là cần thiết để xử lý viêm nhiễm.

Trong những trường hợp chăm sóc môi tốt, không có dấu hiệu viêm nhiễm hay nhiễm trùng, môi sẽ lên màu đều và lành lại nhanh chóng. Và bạn có thể bạn sẽ không cần uống thuốc kháng sinh sau khi phun môi. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trường hợp này sẽ phụ thuộc vào trạng thái của môi và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

sau phun môi uống thuốc gì
Sau phun môi cần uống thuốc kháng sinh không nếu có dấu hiệu nhiễm trùng

Sau khi phun môi, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ, trong đó có thể bao gồm thuốc kháng sinh. Bạn nên tham khảo và nhờ bác sĩ tư vấn thêm về việc sử dụng những loại thuốc này.

Tóm lại, vấn đề phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Trong trường hợp môi bị lở loét, mưng mủ, sưng đau, hoặc nhiễm trùng, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh và tự xử lý tại nhà.

2. Thuốc uống sau phun môi

Sau khi hoàn thành quá trình phun môi, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình hồi phục của bạn và đưa ra liệu trình điều trị cụ thể dựa trên tình hình thực tế.

Về việc phun môi có cần uống thuốc kháng sinh hay không, nếu có thì uống loại nào, bạn sẽ được bác sĩ và chuyên viên điều trị kê đơn cùng hướng dẫn cụ thể.

Một số loại thuốc uống sau phun môi lành tính và phổ biến thường được bác sĩ kê đơn như: Thuốc Cephalexin, thuốc Alpha Choay, thuốc Acyclovir,…

2.1 Thuốc Cephalexin

Cefalexin là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Cefalexin được dùng bằng đường uống dưới dạng viên nang, viên nén hoặc hỗn dịch.

Sau khi phun môi, môi sẽ có tổn thương và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc Cefalexin có thể giúp phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng sau phun môi, giúp môi mau lành và lên màu đẹp hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp sau phun môi có thể cần sử dụng Cefalexin bao gồm:

  • Môi có dấu hiệu sưng tấy, mưng đỏ, đau nhức
  • Chảy dịch mủ từ môi
  • Sốt
  • Nổi hạch
phun môi xong uống thuốc gì
Cefalexin là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1

Lưu ý:

  • Thuốc uống sau phun môi Cefalexin là thuốc kê đơn, do vậy bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
  • Không tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng, để tránh tương tác thuốc.
  • Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng Cefalexin, hãy ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

>> Xem thêm: Xăm môi xong bôi gì để lên màu đẹp nhất? Cần lưu ý những gì?

2.2 Thuốc Alpha Choay

Alpha Choay là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm dạng men, có thành phần chính là Chymotrypsin. Chymotrypsin là một enzyme có tác dụng phân hủy protein, giúp giảm phù nề, sưng tấy và viêm nhiễm.

Thuốc ở dạng nén nên dễ uống, có nguồn gốc từ Công ty cổ phần Dược phẩm Sanofi – Synthelabo của Việt Nam, đã qua kiểm duyệt cẩn thận trước khi sản xuất hàng loạt.

Cách dùng thuốc Alpha Choay:

  • Liều dùng: Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc Alpha Choay tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người. Do vậy, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Cách dùng: Alpha Choay có thể được dùng bằng đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi.
  • Uống: Uống thuốc với một ly nước đầy.
  • Ngậm dưới lưỡi: Để viên thuốc tan dần dưới lưỡi cho đến khi tan hết.

xăm môi uống thuốc gì

2.3 Thuốc Acyclovir

Thuốc Acyclovir là một trong những loại thuốc kháng virus, có tác dụng làm chậm sự phát triển và lây lan của virus, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Virus gây bệnh nhiễm trùng có thể tiếp tục tồn tại trong cơ thể người bệnh, thậm chí trong các đợt bùng phát. Thuốc uống sau phun môi Acyclovir giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các đợt bùng phát.

Thuốc này giúp cho các vết loét, rộp xung quanh miệng do virus herpes gây ra lành nhanh hơn, ngăn ngừa các vết loét mới lan rộng và làm giảm đau, ngứa. Acyclovir cũng giúp giảm đau sau khi các vết loét đã lành.

đơn thuốc uống sau khi phun môi

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, thuốc Acyclovir có thể giảm nguy cơ virus lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

Mụn rộp môi sau khi phun xăm có thể do nhiễm virus Herpes. Khi gặp trường hợp này có thể điều trị bằng cách sử dụng Acyclovir 1,6g/ngày trong vòng 2 ngày và bôi thuốc kháng sinh tại chỗ. Tiến triển của tổn thương cần được theo dõi trong 1 tuần để điều chỉnh thuốc kịp thời.

Đừng tự ý mua thuốc và sử dụng, hãy cẩn trọng để tránh các tình trạng như dị ứng thuốc, dùng thuốc quá liều hoặc không đúng cách. Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ có một đôi môi đẹp như mong muốn.

3. Cách chăm sóc môi khỏe đẹp tại nhà

Cách chăm sóc đôi môi sau khi phun đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp màu môi lên nhanh, đều.

Để có được đôi môi đẹp tự nhiên và an toàn sau khi phun môi, bạn nên áp dụng những phương pháp chăm sóc tại nhà dưới đây.

3.1 Chăm sóc, vệ sinh môi sau khi phun môi

Các chuyên gia phun xăm khuyên bạn nên chú trọng đến việc vệ sinh và giữ sạch sẽ cho đôi môi sau khi phun xăm để tránh nhiễm trùng và mưng mủ. Đặc biệt, nên hạn chế tiếp xúc với nước trong những ngày đầu, giữ môi khô ráo và bảo vệ tuyệt đối khỏi bụi bẩn và ô nhiễm.

Mặc dù trang điểm và son môi rất quan trọng đối với phụ nữ, nhưng sau khi phun môi, bạn nên hạn chế sử dụng son môi vì dễ gây dị ứng và làm chậm quá trình lành.

Khoảng 7 – 10 ngày sau phun môi, da môi sẽ bắt đầu khô, sẫm màu và bong nhẹ. Trong giai đoạn này, bạn không nên tự ý dùng tay bóc vảy, hãy để lớp da chết tự bong ra để tránh làm cho màu sắc của đôi môi không đồng đều.

>> Xem thêm: Xăm môi bị nổi mụn nước bôi thuốc gì để hồi phục nhanh?

3.2 Chế độ dinh dưỡng cho người vừa phun môi

  • Sau khi phun môi, không nên ăn thịt gà trong ít nhất 2 tuần đầu vì có thể làm vết thương lâu lành hơn.
  • Không nên ăn hải sản vì có thể làm vết thương hình thành sẹo lồi, tăng khả năng viêm nhiễm và mất thẩm mỹ.
  • Tránh ăn quá nhiều thịt bò sau khi phun xăm môi vì thịt bò giàu protein có thể làm vết thương dễ thành sẹo.
  • Sau khi xăm môi, nên uống sữa, ăn cà rốt, sữa chua, cà chua, dứa, và rau xanh, trái cây để giúp môi lên màu đẹp, tươi tắn và tự nhiên.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề thuốc uống sau phun môi giúp kháng khuẩn, giảm sưng đau và nguy cơ viêm nhiễm. Phun môi có phải uống thuốc kháng sinh hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước và không nên tùy tiện mua cũng như tự ý dùng thuốc tại nhà mà không có hướng dẫn của bác sĩ.