Tiêm filler để thay đổi hình dạng mũi được coi là xu hướng làm đẹp hiện nay. Phương pháp này sử dụng chất làm đầy chứa hoạt chất axit hyaluronic (HA) Vậy tiêm filler mũi có hại về sau không? Những biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler mũi là gì? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tiêm filler mũi có hại không?
Tiêm filler mũi có hại về sau không? Filler có thành phần chủ yếu từ acid hyaluronic, cấu trúc tương đồng với các chất có mặt trong cơ thể nên đảm bảo hoàn toàn tương thích và an toàn cho người sử dụng. Quá trình tiêm filler không xâm nhập sâu vào cơ thể, không có nguy cơ gây tổn thương sau này.
Đối với việc tiêm filler mũi, hầu hết khách hàng không trải qua các vấn đề kích ứng hay đào thải. Để đảm bảo an toàn khi tiêm filler, quan trọng mà bạn cần làm chính là lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt đồng. Đồng thời phải sử dụng chất làm đầy có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nhờ đó sẽ tránh được nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng sau tiêm filler.
2. Những biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler mũi
Bạn đã nắm được: “Tiêm filler mũi có hại về sau không?” Vậy những biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler mũi? Tìm hiểu thông tin dưới đây.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở làm đẹp hoạt động tiêm filler chui không được cấp phép từ cơ quan y tế hoặc sử dụng filler kém chất lượng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
Viêm nhiễm: Chất filler là hoạt chất ở dạng gel, có khả năng lan rộng. Sau nhiều lần tiêm filler mũi, chấn thương do tiêm có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm. Vi khuẩn xâm nhập qua ổ viêm ban đầu chỉ tập trung nhiều tại vùng mũi, nhưng sau một thời gian có thể lan sang các vùng khác như xoang, mắt, hàm răng, tai, và nguy hiểm nhất là não, gây nhiễm trùng máu.
Thay đổi hình dạng mũi: Viêm kèm với điều trị lặp đi lặp lại và tích tụ của filler có thể dẫn đến mô mềm của mũi tăng độ dày, làm mũi trông rộng và to hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn làm mũi trở nên mất tính thẩm mỹ.
Hoại tử da: Rủi ro phổ biến khác là hoại tử da do tắc nghẽn mạch máu khi filler bị tiêm vào. Điều này có thể gây đau và làm thay đổi màu sắc da hoặc tạo ra vết lốm đốm.
Mù mắt: Các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến việc tiêm filler mũi có thể gây mất khả năng nhìn nếu filler vô tình tiêm vào mạch máu cung cấp máu đến mắt.
Ngoài ra, có một số tác dụng phụ khác khi tiêm filler mũi, bao gồm sưng, bầm tím, tiêm filler nhầm chỗ gây biến dạng mũi hoặc khu vực xung quanh, mờ mắt, phát ban, và các triệu chứng khác của sốc phản vệ.
Để tránh gặp các biến chứng tiêm filler mũi trên đây, chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định chọn nơi thực hiện làm đẹp bằng phương pháp này.
Với những biến chứng này nhiều người bày tỏ không biết có nên tiêm filler mũi hay. Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà việc tiêm filler khắc phục khuyết điểm ở mũi sẽ trở nên cần thiết hoặc không.
3. Nguyên nhân gây ra các biến chứng khi tiêm filler mũi
Ngoài vấn đề tiêm filler mũi có hại về sau không thì, thực trạng trong lĩnh vực làm đẹp bằng filler tại Việt Nam đang phản ánh một loạt vấn đề đáng chú ý. Những vấn đề này không mong muốn làm giảm bớt giá trị và hiệu quả mà kỹ thuật tiêm filler đem lại cho người sử dụng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến các biến chứng khi tiêm filler mũi:
Bác sĩ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm: Trong thời điểm hiện tại, không ít bác sĩ không có tay nghề hoặc chưa có đủ kinh nghiệm để tiêm filler một cách chuẩn xác. Ngay cả những kỹ thuật viên hoặc những người không có bằng cấp y tế vẫn đang thực hiện các ca tiêm filler mũi mà không có sự giám sát chặt chẽ. Chính điều này, có thể gây tổn thương và biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe của khách hàng.
Sử dụng filler kém chất lượng: Loại filler có chất lượng được FDA kiểm định và cho phép sử dụng thường có độ tương thích cao với cấu trúc mũi của cơ thể, tuy nhiên, chúng thường có giá cao. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng filler giả mạo, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng trên mũi khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận cao. Hành động này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, như đã được mô tả trước đó.
Trước khi quyết định tiêm filler, khách hàng cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ và kỹ thuật viên để tìm hiểu về loại filler sẽ được sử dụng, kiểm tra thông tin nhãn hàng và thời hạn sử dụng.
Quy trình tiêm không đảm bảo: Quy trình tiêm không đảm bảo: Mặc dù quy trình tiêm filler mũi diễn ra khá đơn giản và chỉ kéo dài từ 15 – 20 phút, nhưng một số cơ sở làm đẹp lại không đảm bảo an toàn. Quy trình tiêm thường không tuân theo tiêu chuẩn Y khoa, và nếu môi trường tiêm filler và các dụng cụ không đảm yếu tố vô trùng tuyệt đối, sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng. Đây là một biến chứng nguy hiểm mà bạn cần chú ý khi quyết định tiêm filler.
Sử dụng chung ống tiêm filler: Một hành động nguy hiểm trong lĩnh vực y tế vẫn tồn tại tại một số trung tâm thẩm mỹ nhỏ là việc sử dụng chung ống tiêm filler. Nhiều cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ, cố gắng tiết kiệm chi phí bằng cách tái sử dụng ống tiêm filler từ khách hàng trước cho khách hàng sau. Hành động này không chỉ tăng nguy cơ nhiễm trùng chéo mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là có nguy cơ lây lan các bệnh lý nguy hiểm qua đường máu.
Cơ địa của mỗi người: Sự xuất hiện của biến chứng và tác dụng phụ trong quá trình tiêm filler mũi phần lớn còn phụ thuộc vào cơ địa cá nhân. Những người có cơ địa xấu, có tiền sử dị ứng với thuốc, đã từng phẫu thuật gặp biến chứng nhiễm trùng, hoặc có khả năng để lại sẹo lồi sẽ tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng nặng. Đồng thời còn làm giảm khả năng phục hồi sau quá trình tiêm filler.
4. Những lưu ý cần biết trước và sau khi tiêm filler mũi
Những lưu ý cần biết trước và sau khi tiêm filler mũi bao gồm:
4.1 Trước khi tiêm
Trước khi quyết định tiêm filler mũi, có một số điều quan trọng cần lưu ý như sau:
- Không được tự tiêm chất làm đầy da: Tránh tự ý tiêm chất làm đầy da tại nhà. Việc này có thể gây ra các vấn đề an toàn và kết quả không mong muốn.
- Không tự mua sản phẩm làm đầy da: Tránh tự mua các sản phẩm làm đầy da mà không được tư vấn của bác sĩ. Có nguy cơ mua phải hàng giả hoặc sản phẩm không đạt chuẩn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị.
- Hỏi bác sĩ về vị trí tiêm và rủi ro: Trước quá trình tiêm, hãy thảo luận với bác sĩ về vị trí cụ thể tiêm và các rủi ro có thể xuất hiện. Hiểu rõ về quy trình sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Gặp bác sĩ để thảo luận về mong muốn thẩm mỹ: Hãy thảo luận với bác sĩ về mục tiêu thẩm mỹ cho mũi của bạn. Chia sẻ những mong muốn với bác sĩ giúp xác định kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chụp ảnh mũi của bạn và tạo ra phác đồ điều trị hiệu quả cao nhất.
4.2 Sau khi tiêm
Ngay sau khi tiêm filler mũi, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình làm sạch da. Có thể xuất hiện tình trạng bầm tím, sưng, hoặc cảm giác khó chịu, nhưng những tác dụng phụ này thường sẽ giảm đi sau vài ngày. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, không chạm tay lên mũi và tránh sử dụng lực chà vào vị trí đã tiêm.
Việc bổ sung thêm rau xanh, trái cây, sữa chua vào chế độ ăn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi. Trong khoảng 7 ngày sau khi tiêm filler, nên tránh việc trang điểm để giảm nguy cơ kích ứng và bảo vệ vùng da mũi.
5. Thắc mắc khi tiêm filler mũi
Bên cạnh thắc mắc: “Tiêm filler mũi có hại về sau không?” thì nhiều chị em còn có một vấn đề sau đây cần được giải đáp, Cụ thể:
5.1 Tác dụng của tiêm filler mũi là gì?
Quá trình tiêm filler mũi mang lại những ảnh hưởng tích cực như sau:
- Giảm bớt chỗ gồ trên sống mũi.
- Sống mũi trở nên thẳng hoặc rõ nét hơn.
- Làm mịn các vết lõm nhỏ hoặc đường viền không đều.
- Nâng đầu mũi, tạo cảm giác cao hơn.
- Thay đổi diện mạo của sống mũi, làm cho nó trở nên cao hơn.
5.2 Tiêm filler mũi kéo dài được bao lâu?
Hiệu quả của việc tiêm filler mũi là tạm thời và thời gian hiệu lực phụ thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng cùng với cơ địa riêng biệt của mỗi người. Kết quả thường duy trì trong khoảng 1 đến 2 năm.
>> Xem thêm: Tiêm Filler mũi bao lâu thì ổn định? Cách chăm sóc mũi nhanh đẹp
5.3 Quy trình tiêm filler mũi diễn ra như thế nào?
Quy trình tiêm filler mũi diễn ra theo các bước sau:
Chuẩn bị thực hiện:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để đề cập đến các vấn đề liên quan như mục tiêu và kết quả mong đợi.
- Xem xét tiền sử bệnh, tình trạng y tế, và các yếu tố như dị ứng, thuốc, rượu, thuốc lá, và ma túy.
- Đánh giá các phương pháp điều trị trước đây như chất làm đầy mô mềm, botox, liệu pháp laser hoặc phẫu thuật mặt.
- Lựa chọn liệu pháp và theo dõi khuyến nghị của bác sĩ.
- Xác định thủ thuật cụ thể và chọn loại chất làm đầy phù hợp.
- Đánh giá rủi ro và biến chứng tiềm ẩn.
Quy trình thực hiện tiêm filler mũi:
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng sức khỏe và loại trừ các yếu tố rủi ro.
- Bước 2: Thực hiện chụp ảnh và đo kích thước khuôn mặt.
- Bước 3: Đánh giá và xác định các khu vực cần được tăng cường, đồng thời đánh dấu vị trí tiêm.
- Bước 4: Làm sạch da và gây tê tại các điểm tiêm bằng chất kháng khuẩn.
- Bước 5: Tiêm chất làm đầy vào các vị trí đã đánh dấu và đánh giá kết quả.
- Bước 6: Dọn dẹp và phục hồi, bao gồm làm sạch các vị trí đã được đánh dấu, hướng dẫn chăm sóc tại nhà và theo dõi sau thủ thuật.
>> Xem thêm: Tiêm filler giá bao nhiêu? Giá tiêm filler 1CC cho từng vùng
5.4 Đối tượng nên và không nên tiêm filler mũi
Không phải ai cũng được bác sĩ đề xuất tiêm filler mũi. Trước khi thực hiện việc điều chỉnh hình dáng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ thực hiện thăm khám và tư vấn nhằm tránh ảnh hưởng của filler đến sức khỏe. Một số điều cần lưu ý về đối tượng tiêm filler mũi bao gồm:
Chỉ định:
Tiêm filler mũi được chỉ định cho những trường hợp muốn điều chỉnh những khuyết điểm nhẹ về mặt thẩm mỹ của mũi, đặc biệt là với những người không muốn thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Hoặc mong muốn thực hiện nâng mũi với chi phí thấp và không cần thời gian nghỉ dưỡng.
Chống chỉ định:
Tiêm filler mũi chống chỉ định ở những người có bướu mũi lớn, lệch nghiêm trọng, đầu mũi xoay quá mức hoặc có đường viền không bình thường. Ngoài ra, không nên thực hiện tiêm filler với những trường hợp có tiền sử bệnh tự miễn, rối loạn đông máu, quá mẫn cảm với các thành phần trong chất làm đầy (ví dụ: lidocain), có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng gần khu vực tiêm, đang mang thai hoặc đang cho con bú, đã từng thực hiện phẫu thuật tạo hình mũi bằng silicon hoặc chất liệu tiêm không rõ ràng trước đó.
Các chống chỉ định tương đối khi tiêm filler mũi bao gồm: Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, hoặc thuốc chống viêm không steroid có thể tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím.
Nếu sử dụng thuốc thảo dược, việc ngừng sử dụng trong vài ngày trước và sau khi tiêm filler có thể giảm nguy cơ các biến chứng như chảy máu hoặc bầm tím. Ngoài ra, những người có tiền sử cấy ghép mũi hoặc phẫu thuật tạo hình mũi trước đó cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng do có nguy cơ nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “Tiêm filler mũi có hại về sau không?” Tiêm filler mũi được xem là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, sự “nổi tiếng” của nó đôi khi sẽ đi kèm với những “tai tiến” là những biến chứng có thể phải đối mặt. Lời khuyên cho bạn là không nên tiêm filler mũi khi bạn còn đắn đo về phương pháp này hoặc không tìm được cơ sở điều trị cũng như bác sĩ tốt để thực hiện.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh hiện đang sở hữu 10 chi nhánh trải dài khắp cả nước và là đơn vị hoạt động nổi bật trong lĩnh vực thẩm mỹ tại Việt Nam với đa dạng các dịch vụ như Phun xăm thẩm mỹ, Điều trị da, Trẻ hóa da, Tắm trắng, Triệt lông,… Đặc biệt, với việc định hình thẩm mỹ chuẩn phong thủy, Linh Anh đã và đang giúp cho hàng triệu khách hàng trở nên xinh đẹp và tự tin hơn.