fbpx

Vết khâu tầng sinh môn bị hở có sao không?

vết khâu tầng sinh môn bị hở

Có hơn 50% phụ nữ sau sinh gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng hay viêm buồng trứng. Dưới đây, Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh sẽ chia sẻ đến chị em về nguyên nhân và cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị hở đúng cách.

1. Vì sao phải rạch tầng sinh môn?

Ở phụ nữ, tầng sinh môn nằm giữa hậu môn và âm hộ có chiều dài khoảng 3 – 5cm, đây là phần nông của sàn chậu.

Trong quá trình sinh nở, bác sĩ thường phải rạch tầng sinh nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển dạ khi sản phụ gặp tình trạng sinh khó, có thể do thai quá lớn, xương chậu hẹp, hoặc lưỡng đỉnh rộng.

Ngoài ra, khi rạch tầng sinh môn cũng giúp dễ dàng thực hiện các thủ thuật hỗ trợ sinh như giác hút hay kẹp forcep.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn thường được áp dụng trong các trường hợp sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn và có dấu hiệu suy thai, sinh non, hoặc em bé có đầu quá lớn hay ngôi thai ngược.

Sau khi ca sinh kết thúc, các bác sĩ sẽ tiến hành vết khâu cho sản phụ. Tuy nhiên, có những trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách, gây chảy máu nhiều. Điều làm nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng và không biết phải xử lý như thế nào cho đúng cách.

vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không
Vết khâu tầng sinh môn bị hở

2. Vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách vì sao?

Tầng sinh môn ở phụ nữ có thể bị rách, hở trong quá trình sinh nở, đó là do sự chèn ép của đầu em bé khi cố gắng để chui ra ngoài.

Cho nên bác sĩ sẽ phải rạch tầng sinh môn và sau đó tiến hành khâu lại. Tuy nhiên, theo thống kê có khoảng hơn 50% phụ nữ sau sinh gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở một lỗ nhỏ. Và điều này cũng có nguy cơ gặp phải với phụ nữ sinh thường.

vết khâu tầng sinh môn bị hở vì sao
Vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách vì sao?

Vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách thường được phân loại thành 4 độ:

  • Rách độ 1 (chỉ ảnh hưởng đến phần da).
  • Rách độ 2 (ảnh hưởng đến cả phần da và phần cơ của âm đạo)
  • Rách độ 3 (ảnh hưởng đến gần trực tràng và tác động lên các mô âm đạo, da và các cơ tầng sinh môn).
  • Rách độ 4 (ít gặp, ảnh hưởng đến vết khâu và cắt vào cơ vòng hậu môn).

Tương tự như vết thương ở các khu vực khác trên cơ thể, vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách cần một khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày để lành lại, và phải chịu đau cả vài tuần sau đó.

>> Xem thêm: Gợi ý 4 loại thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở hiệu quả

3. Nguyên nhân khiến vết khâu sau sinh bị hở, rách

Nếu sản phụ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn một cách cẩn thận và nghỉ ngơi hợp lý, nguy cơ phát sinh biến chứng sau sinh sẽ giảm đi. Vết khâu thường tự lành trong khoảng 2 đến 3 tuần và trở nên ổn định, phục hồi cảm giác sau khoảng 1 tháng.

Hiện nay, để tránh phải thực hiện cắt chỉ các bác sĩ thường sử dụng các loại chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn.

nguyên nhân khiến vết khâu sau sinh bị hở
Nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách

Tuy nhiên, không phải tất cả sản phụ đều có thể thuận lợi trong quá trình vết khâu liền lại. Nhiều trường hợp có thể gặp vết khâu tầng sinh môn bị hở và nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

  • Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn không đúng cách làm cản trở quá trình phục hồi vết thương.
  • Các mô tại tầng sinh môn mới khâu lại có thể yếu và dễ bị tổn thương, khiến cho chỉ khâu trở nên lỏng lẻo và có thể đứt rời.
  • Thói quen sinh hoạt của sản phụ, chẳng hạn như ngồi lệch sang một bên, bế con theo tư thế không đúng, hoặc đi lại nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết khâu.

4. Dấu hiệu nhận biết vết khâu tầng sinh môn bị hở

Sau khi vết khâu tầng sinh môn bị hở hoặc rách, sản phụ sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

  • Đau và cảm giác nóng rát tại vùng khâu tầng sinh môn, đặc biệt khi đi tiểu.
  • Vết khâu sau sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng, với các triệu chứng như chảy mủ, ngứa ngáy, và khó chịu.
  • Chảy máu nhiều hoặc xuất hiện cục máu đông từ vết khâu.
  • Có thể xuất hiện sốt hoặc cảm giác ớn lạnh.
  • Đau vùng bụng dưới.
  • Không thể kiểm soát trung tiện.

>> Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu?

5. Vết khâu tầng sinh môn bị hở có sao không?

Trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị hở hoặc rách mà sản phụ không phát hiện kịp thời, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh, ngoài ra còn dễ lại sẹo xấu không mong muốn. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, sản phụ cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

dấu hiệu cảnh báo vết khâu tầng sinh môn bị hở
Vết khâu tầng sinh môn bị hở có sao không?

Các bác sĩ tại Linh Anh được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm, có khả năng kiểm tra, tư vấn, và điều trị các tình huống phức tạp liên quan đến sản phụ.

Đối với những trường hợp vết khâu sau sinh bị hở, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tầng sinh môn và quyết định biện pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.

Để tránh tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở, sản phụ cần chú ý đến sinh hoạt hàng ngày, vận động, và vệ sinh cá nhân. Đảm bảo vùng kín luôn khô ráo, thường xuyên thay băng vệ sinh để ngăn ngừa rủi ro nhiễm trùng.

6. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở

Việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Dưới đây là ba yếu tố quan trọng chị em cần lưu ý:

vết khâu sau sinh bị hở có đáng ngại
Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở

6.1 Vệ sinh vết khâu sạch sẽ và đúng cách

Để giữ vết khâu luôn được sạch sẽ là nguyên tắc hàng đầu để hạn chế rủi ro xâm nhập các vi khuẩn hại. Do đó, sau khi sinh, các phụ nữ cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh theo đúng hướng dẫn từ Chuyên môn, tránh chủ quan và lơ là về vấn đề này.

Dưới đây là cách thực hiện vệ sinh vết khâu đúng cách theo hướng dẫn từ các bác sĩ:

  • Vệ sinh vết khâu khoảng 3 lần/ngày bằng chất tẩy rửa có nồng độ pH từ 3 – 4,5.
  • Dùng nước ấm từ 35 – 40 độ để rửa sau khi đại tiện.
  • Thực hiện các bước làm sạch nhẹ nhàng, tránh xịt rửa quá mạnh để tránh làm rách vết khâu.
  • Sau tắm xong nên dùng khăn mềm mại lau khô nhẹ nhàng lại khu vực vùng kín.
  • Chọn quần lót thoáng khí, không được quá chật để ngăn vi khuẩn xâm nhập và tích tụ.
  • Tránh sử dụng kem dưỡng hoặc các sản phẩm chăm sóc vùng kín trong khoảng thời gian này.
  • Thay băng vệ sinh 4 giờ/lần và thường xuyên kiểm tra xem vết khâu có bị chảy máu hay không.

6.2 Nghỉ ngơi đầy đủ

Tầng sinh môn là vùng nhạy cảm, dễ bị chà xát và chịu tổn thương khi sản phụ di chuyển hoặc mặc quần áo. Vì vậy, trong giai đoạn vết thương tầng sinh môn chưa hoàn toàn phục hồi, sản phụ nên tránh đi lại thường xuyên, đặc biệt là không được bê đồ nặng. Điều này giúp sản phụ không phải chịu đau nhức và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Ngoài ra, không nên duy trì một tư thế nằm quá lâu, vì điều này có thể làm giảm lưu thông máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín. Sản phụ có thể thực hiện những động tác di chuyển nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế nằm đều đặn để đảm bảo sự lưu thông máu và hỗ trợ quá trình lành vết thương.

6.3 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài việc phải vệ sinh sạch sẽ và nghỉ ngơi hợp lý thì có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình cơ thể được nhanh chóng phục hồi lại. Các mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau.

Bên cạnh việc duy trì vệ sinh và nghỉ ngơi đúng cách, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau sinh. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi:

dấu hiệu nhận biết vết khâu tầng sinh môn bị hở
Cách chăm sóc khi tầng sinh môn bị rách
  • Bổ sung vitamin A, D, K từ trái cây như đu đủ, cam, cà rốt để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Bổ sung protein từ thực phẩm như bơ, cá hồi, sữa chua để thúc đẩy sự hình thành mô mới.
  • Sử dụng chất béo lành mạnh từ gan cá, quả óc chó hoặc dầu oliu để hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Bổ sung thực phẩm tăng cường sức khỏe tuần hoàn như đậu phộng, khoai tây, bí ngô.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít mỗi ngày.

Ngoài ra, tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, đồ nếp, thịt gà; gây sẹo như rau muống, thịt bò, thịt dê; và gây tích tụ máu như rượu, nước dừa, rau má.

Trên đây là bài chia sẻ về nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở và cách chăm sóc đúng cách. Hy vọng thông tin này hữu ích đến chị em giúp mọi người tránh những biến chứng xảy ra, từ đó phục hồi sức khỏe và thể trạng được nhanh chóng nhất. Nếu cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, liên hệ hotline 0906 933 888 hoặc điền form đăng ký để Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh hỗ trợ bạn kịp thời nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Block "bai-viet-lien-quan-tham-my-vung-kin" not found

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.