Rạch tầng sinh môn là thủ thuật phổ biến trong lĩnh vực sản khoa thường áp dụng cho sản phụ sinh thường và sinh con so đầu lòng. Thủ thuật này hỗ trợ quá trình “vượt cạn” thuận lợi hơn. Tuy nhiên, một số mẹ bỉm lại gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này ngay dưới đây nhé!
1. Vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ do đâu?
Các loại vi khuẩn thông thường như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí và trực khuẩn Coli,… đều dễ dàng tấn công và gây đến tình trạng nhiễm khuẩn vết rạch tầng sinh môn sau sinh, dẫn tới vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ.
Những vi khuẩn này thường xuất hiện trong môi trường và chờ đợi điều kiện thuận lợi để xâm nhập cơ thể thông qua các vết thương hở như vết rạch tầng sinh môn hoặc vùng rau bám ở đáy của tử cung.
Theo đó, mức độ nhiễm trùng, mưng mủ có thể nặng hoặc nhẹ còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tình trạng sức khỏe, sức đề kháng của sản phụ, độc tính các loại vi khuẩn và tính kháng kháng sinh của chúng.
2. Nguyên nhân vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ
Nhiều mẹ bỉm có dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ nguyên nhân do đâu? Theo lý giải của các bác sĩ Y khoa có thể đến từ các nguyên nhân sau đây:
- Do bục chỉ: Khi vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ trong trường hợp vết thương chưa kịp lành hẳn nhưng chỉ đã tiêu hết. Điều này có thể dẫn đến việc vết khâu bị hở miệng, kết hợp với vệ sinh không đúng cách, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây mưng mủ.
- Do vết khâu bị sưng: Nhiều phụ nữ bị sưng vết khâu tầng sinh môn do tụ máu tại vết khâu, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm nhiễm vùng kín.
- Do vệ sinh chưa đúng cách: Vết khâu sinh môn khi không được vệ sinh đúng cách hoặc bác sĩ làm sạch vết thương không kỹ lưỡng. Từ đó, dễ khiến vết thương bị chảy nước, mưng mủ và lâu lành.
- Ngoài ra, một số chị em có thói quen ngồi lệch một bên khi chăm sóc em bé và khi cho bé bú. Điều này cũng có thể gây áp lực lên vết thương và dẫn đến vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ.
>> Xem thêm: Mẹ phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị hở?
3. Các yếu tố làm tăng tình trạng mưng mủ vết khâu tầng sinh môn
Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mưng mủ vết rạch tầng sinh môn sau sinh bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng sau sinh kém.
- Sản phụ bị thiếu máu.
- Sản phụ bị thừa cân béo phì.
- Sản phụ bị nhiễm độc thai nghén.
- Các vấn đề về nước ối như ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm.
- Sản phụ bị bế – tắc sản dịch.
- Sản phụ có quá trình chuyển dạ kéo dài và các thủ thuật thăm khám âm đạo nhiều lần trong quá trình chuyển dạ nhằm theo dõi thai nhi bằng hình thức xâm nhập tử cung.
- Sản phụ bị băng huyết sau sinh.
- Sản phụ trẻ tuổi.
Ngoài tình trạng vết khâu bị mưng mủ, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết vết khâu tầng sinh môn bị sưng để biết thêm các trường hợp sau phẫu thuật, từ đó phòng tránh hiệu quả hơn.
4. Cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ, nhiễm trùng
Khi vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ việc quan trọng là cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Trường hợp nhiễm trùng nặng, mẹ bỉm có dấu hiệu sốt cao, đau nhức tại vết khâu, mưng mủ diễn ra nhiều và vết khâu nề đỏ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và kháng viêm, đồng thời có thể để hở vết khâu từ 5 đến 7 ngày. Lúc này, nếu vết khâu phản ứng tốt, có thể liền và đẹp.
Trường hợp vết khâu không tiến triển, bác sĩ có thể thực hiện khâu phục hồi tầng sinh môn.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ, nhiễm trùng nhẹ và được phát hiện sớm, có thể tự xử lý tại nhà như sau:
- Sử dụng dung dịch Povidine hoặc cồn đỏ để sát trùng và vệ sinh vết khâu 1-2 lần mỗi ngày trong 3-5 ngày đầu sau sinh.
- Sau khi tiểu tiện, vệ sinh vùng tầng sinh môn bằng vòi xịt với áp lực vừa phải, sau đó lau nhẹ vết khâu bằng khăn mềm.
- Thay băng vệ sinh 3-4 tiếng một lần hoặc khi sản dịch ra nhiều.
- Mặc quần lót thoáng mát, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Cân nhắc sử dụng quần lót giấy một lần để đảm bảo vệ sinh.
- Vận động, đi lại nhẹ nhàng để giảm sưng và đau, đồng thời đẩy được lượng máu tụ còn sót lại trong tử cung ra ngoài. Nhờ đó mà vết khâu cũng nhanh lành hơn.
- Uống nhiều nước ấm, ăn đủ rau xanh và trái cây giàu chất xơ để tránh tình trạng táo bón.
Lưu ý rằng việc tự xử lý chỉ nên áp dụng cho những trường hợp nhẹ và không có dấu hiệu nhiễm trùng. Trong trường hợp phức tạp hơn, việc thăm bác sĩ là quan trọng để đảm bảo sức khỏe.
Bài viết trên đây chia sẻ đến mọi người về nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ và cách giải quyết. Sau khi sinh, mẹ bỉm cần dành nhiều thời gian để nghỉ dưỡng, chăm sóc bản thân. Do đó, việc giữ tinh thần thỏa mãi, ăn uống lành mạnh và vệ sinh kỹ lưỡng sẽ giúp giảm ngăn ngừa tình trạng mưng mủ, vết thương hồi phục nhanh hơn.
Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.
Robert Nguyễn là Tham vấn Y khoa chuyên cố vấn kiến thức và kiểm duyệt nội dung. Ông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị da thành công cho hàng triệu phụ nữ trong và ngoài nước.