fbpx

Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục – Nguyên nhân và cách khắc phục

vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục

Đối với một số sản phụ khi sinh con so đầu lòng, để dễ dàng sinh nở, bác sĩ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Việc rạch và khâu tầng sinh môn là một thủ thuật y khoa đơn giản nhưng đòi hỏi phải chăm sóc thật kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, có không ít mẹ bỉm có dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục sau đó. Bài viết này Phòng khám Thẩm mỹ Linh Anh, giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và các thông tin cần thiết nhất cho chị em.

1. Vết khâu tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn đóng vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng thai nhi, tầng sinh môn nằm ở khoảng giữa âm đạo và hậu môn. Khi các mẹ chuẩn bị “lâm bồn”, tầng sinh môn giãn rộng ra để em bé dễ dàng lọt ra ngoài.

Đối với các mẹ mới sinh con đầu lòng, tầng sinh môn dễ bị rách hoặc không đủ rộng để sinh em bé, do đó bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn, giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn.

vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục có sao không
Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục có sao không?

Sau khi sinh xong, bác sĩ khâu lại vết rạch bằng chỉ chuyên dụng. Lúc này việc chăm sóc vết khâu rất quan trọng, giúp sản phụ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bỉm gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục gây đau và khó chịu. Vì vậy các sản phụ cần biết nguyên nhân và cách chăm sóc để có sức khoẻ thật tốt.

2. Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu?

Vết khâu tầng sinh môn chỉ dài 2 – 4cm nhưng lại rất khó lành, do nằm ở phần thịt mềm và khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.

Trên thực tế chỉ có khoảng 15-20% sản phụ có nguy cơ gặp phải tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục. Có 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này như:

2.1 Chỉ khâu kém chất lượng kém hoặc chỉ chưa tiêu hết

Thông thường, bác sĩ thực hiện khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu chuyên dụng, khi vết thương lành sẽ không còn dấu hiệu sưng đau. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp, vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục dày và cứng, nhiễm khuẩn do chỉ khâu kém chất lượng hoặc chỉ chưa tiêu hết.

Khi chỉ khâu chưa tiêu hết, vết thương dễ bị nhiễm trùng, sưng phù gây rủi ro nghiêm trọng đến sức khoẻ và cơ thể. Do đó, chị em nên theo dõi tình trạng vết khâu mỗi ngày, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, phòng tránh gây hại đến sức khoẻ.

2.2 Vết khâu tầng sinh môn còn mới

Thông thường, vết khâu mới ở tầng sinh môn sẽ có tình trạng bị sưng lên một cách tự nhiên. Khu vực mô xung quanh vết thương các mối chỉ có biểu hiện căng cứng, nổi cục, sưng đỏ và chảy máu.

Tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 24 giờ sau phẫu thuật và mất khoảng thời gian gần 1 tháng để vết thương hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, đối với người có cơ địa nhạy cảm thời gian phục hồi vết thương kéo dài vài tháng sau phẫu thuật.

vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu
Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu?

2.3 Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu tầng sinh môn khó chăm sóc hơn các vết thương ở vùng khác, quá trình phục hồi cần thời gian dài.

Trong khoảng thời gian này, vết khâu sẽ có hiện tượng sưng, đau nhưng khi vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là một trong những dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng.

vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt
Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Ngoài ra, sản phụ còn có dấu hiệu sốt, vết thương bị rò rỉ máu và dịch có mùi hôi khó chịu.

Có rất nhiều nguyên nhân nhiễm trùng vết khâu như chỉ khâu kém chất lượng, quy trình cắt rạch tầng sinh môn không được khử trùng tốt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm vết thương.

Chính vì vậy, chị em nên chọn sinh em bé ở nơi uy tín, có quy trình dịch vụ chuyên nghiệp, tránh những rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

2.4 Do chăm sóc vết thương chưa thực hiện tốt

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật nhỏ, nhưng cần được chăm sóc đúng cách. Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục nguyên nhân một phần do cách chăm sóc vết thương và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Sau khi sinh, chị em nên vệ sinh vết khâu đúng cách, tránh ăn những thực phẩm gây sẹo, sưng mủ,… để giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý phụ khoa không mong muốn.

3. Vết khâu tầng sinh môn nổi cục có sao không?

Vết khâu tầng sinh môn nổi cục có thể là khối lạc nội mạc ở vùng sẹo mổ đẻ, sẹo tầng sinh môn. Đối với các sản phụ đẻ thường sẽ xuất hiện khối sưng ở vị trí vết rạch tầng sinh môn, gây đau lúc hành kinh.

Nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình đẻ, bong nhau khi đi ngang qua vết rạch tầng sinh môn có sự rơi vãi, bám dính lại của mô nội mạc tử cung vào vết rạch.

Do những mô này mang tính chất chảy máu theo chu kỳ nên có thể gây kích thích các cơ quan mà nó đi qua, gây nên viêm và chảy máu.

tầng sinh môn nổi cục thịt dư
Vết khâu tầng sinh môn nổi cục có sao không?

Khi gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được khắc phục sớm nhất.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành khám tầng sinh môn, đồng thời có thể chọc hút lấy tế bào bên trong khối đó để xét nghiệm.

Sau đó, bác sĩ sẽ cắt khối lạc nội mạc tử cung đó đi rồi khâu phục hồi lại, sau đó chỉ định cho các chị em dùng thêm thuốc, giúp ngăn ngừa tái phát.

>> Xem thêm: Mẹ phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị hở?

4. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn rất quan trọng cho sức khoẻ của sản phụ, một số biện pháp giúp mẹ bỉm giảm đau và giúp vết khâu nhanh lành như:

nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục
Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục
  • Vệ sinh vết khâu đúng cách: Chị em nên vệ sinh vùng kín 3 lần/ ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nước muối sinh lý. Đặc biệt sau khi đi tiểu tiện, bạn nên dùng xịt rửa nhẹ nhàng và dùng khăn mềm thấm khô vùng kín.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học: Sau khi sinh chị em nên uống khoảng 2-3 lít nước lọc hoặc nước ép hoa quả mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, sắt, vitamin B12,.. để nuôi dưỡng cơ thể bên trong, giúp liền sẹo nhanh hơn.
  • Không chạm tay vào vết khâu: Không nên chạm tay vào vết khâu, vì vi khuẩn ở tay có thể làm cho vết khâu bị nhiễm khuẩn.
  • Tránh vận động mạnh: Hạn chế các hoạt động mạnh như chạy bộ, leo cầu thang hoặc bưng vác nặng,..vì vết khâu có thể dễ dàng bị bục chỉ và gây nên nhiều biến chứng. Các chị em chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, hoặc nằm trên giường trong tháng đầu sau khi sinh.
  • Chườm nước đá lên vết khâu: Có thể bỏ đá vào túi vải và chườm vào xung quanh vết khâu khoảng 15 – 20 phút.
  • Dùng thuốc xịt gây tê: Các loại thuốc xịt an toàn được sử dụng nhiều như: bình xịt giảm đau Dermoplast, bình xịt giảm đau New Mama Bottom Spray, kem bôi giảm đau Earth Mama Perineal Balm, miếng dán lạnh Tucks,…
  • Tránh quan hệ tình dục: Trong thời gian vết khâu còn sưng chưa lành hẳn, chị em nên kiêng quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ và thời gian hồi phục lâu hơn.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên: Sau khi sinh, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch, chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên. Bạn nên giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, khô ráo, giúp ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Gặp bác sĩ nếu vết khâu bị sưng, nổi cục kéo dài: Khi quan sát thấy vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục trong thời gian dài, trên 2 tuần và đi kèm theo nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, thì chị em nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Bài viết này Phòng khám Linh Anh đã giải đáp các thắc mắc xoay quanh tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục. Hy vọng các chị em có thể tham khảo và chăm sóc vết khâu đúng cách, giúp vết thương phục hồi nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Nếu cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, liên hệ hotline 0906 933 888 hoặc điền form đăng ký để phòng khám Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh hỗ trợ bạn kịp thời nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Block "bai-viet-lien-quan-tham-my-vung-kin" not found

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là gì và những điều cần lưu ý

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

Môi bé là gì? Cấu tạo và chức năng của môi bé

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

10+ Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Tổng hợp những hình ảnh trước và sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi cắt môi bé

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý

Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu và cách xử lý

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.