Chế độ chăm sóc và kiêng khem sau xăm môi là một trong những yếu tố quan trong quyết định kết quả xăm môi, vì vậy khá nhiều chị em thắc mắc sau khi xăm môi có được ăn bún không. Hãy cùng Linh Anh tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này nhé!
1.Xăm môi có được ăn bún không?
Xăm môi có được ăn bún không? Trên thực tế, bún là chế phẩm được làm từ bột gạo nên rất an toàn, lành tính với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như photpho, chất xơ, sắt, canxi,… do đó sau khi xăm môi hoàn toàn có thể ăn bún.
Trường hợp sau khi phun xăm môi, bạn có thể ăn bún ở dạng khô hoặc tươi, vì các thành phần dinh dưỡng có trong chế phẩm này không gây ảnh hưởng xấu đến môi sau khi xăm. Tuy nhiên, thực tế món bún này thường được ăn kèm với các loại thịt, ốc, cá, rau củ cùng một số gia vị khác khiến vết thương sau xăm dễ bị kích ứng.
Vì vậy, tốt nhất sau khi vừa phun xăm bạn không nên ăn bún cùng với các loại thực phẩm kể trên để tránh gây kích ứng, làm chậm quá trình phục hồi vết thương. Tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian kiêng ăn sẽ khác nhau, thông thường sẽ kiêng ăn trong khoảng từ 3 – 12 tuần cho đến khi vết thương ở môi được hồi phục hoàn toàn.
2. Những loại bún cần kiêng sau khi xăm môi
Xăm môi có được ăn bún không? Mặc dù câu trả lời là được tuy nhiên bạn nên lưu ý chỉ được ăn bún cùng với xì dầu, thịt heo vì các loại thực phẩm này sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến vết thương. Ngoài ra, sau khi xăm môi bạn cần kiêng thêm một số loại bún như bún bò, bún măng vịt, bún mắm,… trong thời gian ít nhất 1 tuần. Dưới đây là những giải đáp cụ thể:
2.1 Bún bò
Bún bò là một trong những món ăn khoái khẩu của người Việt, tuy nhiên sau khi xăm môi bạn không nên ăn món bún này. Nguyên nhân là do thành phần chính có trong bún bò là thịt bò, trường hợp ăn cùng với rau muống bào sẽ khiến vết thương lâu lành và gây sẹo xấu kém thẩm mỹ.
Tốt nhất sau quá trình xăm môi bạn nên kiêng ăn bún bò trong thời gian từ 2 – 3 tuần để môi dần ổn định và có biểu hiện lành lại.
2.2 Bún măng vịt
Sau khi xăm môi bạn không nên ăn bún măng vịt vì nguyên liệu chính trong món này là thịt vịt. Nếu ăn món bún này sau khi thực hiện xăm môi thì sẽ khiến môi trở nên nhạy cảm, kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục vết thương, thậm chí môi bị loang màu kém thẩm mỹ.
>> Bài viết liên quan: Xăm môi ăn măng được không? Ăn gì để môi đẹp?
2.3 Bún thái
Bún thái là món ăn có màu sắc vô cùng hấp dẫn hòa quyện hương vị chua ngọt, hải sản và thịt bò tươi nên được khá nhiều người ưa thích hiện nay. Tuy nhiên sau khi xăm môi bạn nên kiêng ăn bún thái mặn có nguyên liệu là thịt bò, tôm, nghêu để tránh gây dị ứng và để lại sẹo.
Thay vào đó, bạn có thể thay bằng bún thái chay để vết thương nhanh chóng hồi phục mà vẫn được thưởng thức hương vị chua ngọt đặc trưng của món bún này.
2.4 Bún mắm
Tuy mỗi loại bún đều có hương vị khác nhau nhưng các nguyên liệu có trong bún mắm lại gần giống với bún thái chủ yếu là mực, tôm, chả cá, thịt bò,… Vì vậy, món bún mắm cũng nằm trong danh sách các loại bún mà bạn cần kiêng sau khi xăm môi.
2.5 Bún riêu
Ngoài các loại bún kể trên, sau khi xăm môi bạn cần kiêng thêm bún riêu trong thời gian khoảng 2 – 3 tháng cho đến khi môi hồi phục hoàn toàn. Đa phần trong trong bún riêu thường có là các nguyên liệu tác động xấu lên vết thương sau khi phun như tôm khô, trứng gà, huyết, cua xay,…
Do đó để đảm bảo kết quả phun xăm môi đẹp như ý muốn, tốt nhất bạn nên kiêng ăn bún riêu cho đến khi môi lành hẳn.
>> Xem thêm: Xăm môi có ăn được mì tôm không? Kiêng ăn trong bao lâu?
3. Những món nên và không nên ăn sau khi xăm môi
Sau khi giải đáp xăm môi có được ăn bún không, bạn có thể tham khảo thêm những món nên và không nên ăn sau xăm môi dưới đây để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp môi lên màu chuẩn đẹp như mong đợi.
3.1 Các thực phẩm nên ăn để phục hồi nhanh
Để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sau phun xăm, bạn nên tham khảo một số thực phẩm nên ăn dưới đây để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tự nhiên: Sau khi xăm môi bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E như cà rốt, cam, dứa,…. để hỗ trợ môi lên đều màu và đẹp tự nhiên.
- Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp môi được dưỡng ẩm đầy đủ sau quá trình phun xăm, đồng thời khắc phục tình trạng môi khô căng và lên màu không đều.
3.2 Kiêng ăn gì sau xăm môi
Xăm môi kiêng ăn gì và kiêng bao lâu là thắc mắc của nhiều người sau khi xăm môi. Bạn cũng nên lưu ý kiêng ăn một số thực phẩm dưới đây sau phun môi để tránh gây kích ứng và sẹo xấu kém thẩm mỹ, cụ thể như sau:
- Kiêng ăn thịt bò, thịt gà, hải sản và trứng gà tránh gây đau nhức, sưng tấy và ngứa ngáy khó chịu sau phun môi;
- Kiêng ăn rau muống, đồ nếp để tránh gây viêm nhiễm, sưng đau và mưng mủ ở môi;
- Không uống rượu bia, thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích để môi không bị thâm đen, mạch máu được lưu thông tốt và lên màu chuẩn đẹp như mong đợi.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của chị em về vấn đề xăm môi có được ăn bún không và gợi ý các loại thực phẩm nên kiêng và nên ăn sau phun môi, mong rằng qua đó bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống thích hợp giúp môi nhanh hồi phục và lên màu chuẩn đẹp như mong đợi. Đừng quên theo dõi Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh để không bỏ lỡ những bài viết hay và hấp dẫn mỗi ngày bạn nhé!
Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.
Ngọc Tuấn hiện đang đảm nhận vai trò là Master Phun xăm tại Linh Anh chi nhánh Đà Lạt. Dựa vào 4 năm kinh nghiệm, anh còn trở thành người tư vấn nội dung chuyên ngành phun xăm thẩm mỹ.