Có nên nặn mụn bọc có mủ không? Cách nặn mụn bọc an toàn

có nên nặn mụn bọc không

Có nên nặn mụn bọc không là thắc mắc của nhiều người khi đang gặp phải tình trạng nổi mụn bọc gây sưng đau, khó chịu. Đồng thời, mụn bọc còn gây mất thẩm mỹ, dễ để lại sẹo thâm sau khi điều trị. Hiểu được tâm lý đó, TMV Quốc tế Linh Anh sẽ giải đáp tất tần tật câu hỏi mà bạn quan tâm về mụn bọc, cách nặn mụn bọc hợp lý. Tham khảo ngay bài viết nhé!

1. Mụn bọc là gì? 

Mụn bọc hay là loại mụn có tình trạng viêm lớn, sần và có nốt nang (hay nốt mụn). Những nốt mụn này thường phát triển sâu dưới lớp biểu bì, kích thước lớn và có xu hướng lan rộng.

Loại mụn này có thể tiến triển thành nung mủ và gây áp xe (sự tập trung mủ quá mức ở một chỗ nào đó). Các ổ áp xe có thể thông với nhau và tạo thành một ổ lớn hơn nữa. Thậm chí, chúng có thể tạo thành một “đường hầm” dưới da gây chảy mủ có mùi hôi khó chịu.

Có nên nặn mụn bọc không?

Mặc dù được xem là tình trạng da liễu nghiêm trọng, song, mụn bọc vẫn có thể được điều trị khỏi nhờ các phương pháp điều trị y tế và giảm nguy cơ bị sẹo. Bạn nên đi khám tại các bệnh viện da liễu, bệnh viện thẩm mỹ uy tín để có phương pháp khắc phục tối ưu nhất.

Những vị trí mà mụn bọc thường xuất hiện có thể kể đến: vai, ngực, mông, đùi, mặt, cằm, má, cánh tay…

2. Đặc điểm nhận dạng các loại mụn bọc

Mụn bọc biểu hiện ra bên ngoài là những nốt mụn sưng đỏ và cứng ở xung quanh nên khi chạm vào rất đau. Đặc biệt, nhân mụn bọc có dịch màu vàng hoặc màu trắng, dễ bị vỡ và thường để lại vết thâm rất lâu mới khỏi.

Loại mụn này được phân theo mức độ nhẹ, trung bình hay mức độ nặng. Bên cạnh đó, mụn bọc cũng được phân theo tính chất, hình thái của mụn.

Trước khi giải đáp có nên nặn mụn bọc không, bạn nên biết những đặc điểm của mụn bọc để sớm nhận ra và có cách nặn mụn bọc phù hợp.

 2.1 Mụn bọc có nhân

Thông thường, những nốt mụn bọc có nhân sẽ mọc thành từng cục lớn, sờ vào rất đau và có cảm giác cứng.

Nhân của mụn bọc nằm sâu trong da và nang lông, vì thế nên thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn so với các loại mụn khác. Nếu bạn điều trị không đúng cách thì mụn bọc sẽ lây lan rộng sang những vùng da xung quanh và dễ tái lại.

mụn bọc có nên nặn không
Mụn bọc có nên nặn không? – Mụn bọc có nhân.

2.2 Mụn bọc không nhân

Một hình thái khó điều trị khác của mụn bọc là không nhân. Chúng có hình dạng cục u lớn, nhưng không có đầu trắng như mụn có nhân. Loại mụn bọc này cứng, cộm và đau nhức khi sờ vào, đặc biệt là khi mụn ở trạng thái sưng to.

Thực tế, loại mụn này có nhân nhưng nhân của chúng lại nằm sâu dưới da và nang lông nên khó nhìn thấy bằng mắt thường.

mụn bọc mủ có nên nặn không
Mụn bọc ở má có nên nặn không?

2.3 Mụn bọc bị chai

Một trong những vấn đề làm đau đầu nhiều người chính là nhân mụn bọc bị chai dẫn đến tình trạng chuyển màu đen, khiến da không đều màu. Cụ thể, nhân mụn nằm sâu dưới da nên không được loại bỏ hoàn toàn khiến nhân mụn khô cứng chuyển màu đen mất thẩm mỹ.

mụn bọc ở má có nên nặn
Có nên nặn mụn bọc không?

2.4 Mụn bọc có mủ

Mụn bọc có mủ hình thành do các ổ vi khuẩn phát triển trên da trong tình trạng viêm nhiễm nặng. Biểu hiện ban đầu là nốt sần cứng, tiếp đến bạn sẽ thấy mụn mưng mủ, đau nhức. Mụn bọc mủ có nên nặn không? Đối với loại mụn này thì hoàn toàn không nhé!

Nếu bị vỡ thì mụn sẽ tiết ra dịch mủ và máu, sau đó rất dễ để lại sẹo rỗ, sẹo thâm khó điều trị.

nặn mụn bọc
Mụn bọc mủ có nên nặn không?

2.5 Mụn bọc có dịch 

Mụn bọc có dịch là tình trạng chứa dịch lỏng bên trong gồm mủ và máu. Loại mụn này còn được gọi là mụn bọc nước, chúng thường xuất hiện ở mí mắt, quanh miệng, vành môi, mép môi, … biểu hiện là sưng đỏ kèm cảm giác đau, ngứa.

cách nặn mụn bọc
Mụn bọc có nên nặn không?

2.6 Mụn bọc có máu

Loại mụn này thường biểu hiện bằng những nốt mụn to tròn và chứa mủ, máu bên trong. Đầu mủ của mụn bọc thường trắng tròn và chủ yếu xuất hiện ở những bạn đang tuổi dậy thì.

Nếu không xử lý đúng cách khi mụn bọc có máu vỡ ra thì có thể chúng sẽ lây lan sang vùng da xung quanh. Điều này khiến mụn mọc nhiều hơn, tình trạng da mụn cũng nghiêm trọng hơn.

có nên nặn mụn bọc có mủ không
Mụn bọc mủ có nên nặn không?

2.7 Mụn bọc đầu trắng

Loại mụn này khá giống với mụn sữa xuất hiện ở trẻ em. Chúng thường mọc ở vùng chữ T như trán, mũi, cằm, má hoặc những vị trí như lưng, vai…

Mụn bọc đầu trắng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là từ phản ứng giữa vi khuẩn với các tế bào miễn dịch của mô viêm đỏ.

có nên nặn mụn bọc hay không
Mụn bọc ở má có nên nặn không?

3. Nguyên nhân gây mụn bọc

Mỗi một loại mụn khi xuất hiện trên da đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn bọc là do:

  • Rối loạn nội tiết: Một khi hệ bài tiết của cơ thể kém thì việc gan và thận hoạt động không hiệu quả là điều dễ hiểu. Điều này cũng đồng thời ảnh hưởng đến chức năng của tiết bã nhờn trên da. Hệ lụy là da tiết nhiều dầu dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, điều kiện tiên quyết khiến vi khuẩn gây mụn hình thành và phát triển.
  • Chế độ ăn và sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, thiếu ngủ, sinh hoạt không điều độ… là những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn dễ bị mụn bọc “tấn công”.
  • Do di truyền: Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn bọc là từ yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ, anh chị em bị mụn bọc thì khả năng bạn bị mụn sẽ rất cao.

Bên cạnh 3 nguyên nhân chính trên, mụn bọc hình thành còn có thể do vệ sinh da không đúng cách, thường xuyên chạm tay lên mặt, lạm dụng mỹ phẩm… Tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn biết được có nên nặn mụn bọc không.

4. Có nên nặn mụn bọc không? 

Nhiều người đặt câu hỏi có nên nặn mụn bọc không? Mụn bọc ở má có nên nặn hay không? Các bác sĩ Da liễu khuyến cáo KHÔNG NÊN NẶN MỤN BỌC. Khi bạn nặn mụn trong điều kiện tay chưa được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm lỗ chân lông và vùng da xung quanh. Từ đó, tình trạng mụn bọc sẽ trở nên nghiêm trọng, có thể tạo thành ổ áp xe.

Đồng thời, việc lấy nhân mụn phải được thực hiện bởi người có kỹ thuật chuyên môn. Nặn mụn bọc sai cách và sai thời điểm có thể gây nhiễm trùng, khiến tình trạng mụn không được giải quyết mà còn bị sưng to.

cách trị mụn bọc
Có nên nặn mụn bọc không?

Chỉ nên nặn mụn bọc khi:

  • Mụn bọc thể nhẹ.
  • Mụn bọc xuất hiện riêng lẻ, không mọc thành cụm.
  • Mụn có đầu và nhân già cứng trồi lên bề mặt da.

5. Cách nặn mụn bọc không đầu tại nhà

Có thể nặn mụn bọc không đầu thể nhẹ tại nhà, tuy nhiên, bạn phải thực hiện theo đúng cách nặn mụn bọc để đảm bảo tình trạng mụn không diễn tiến nặng hơn.

5.1 Nhận thức được rủi ro có thể xảy ra khi nặn mụn bọc

Một trong những điều quan trọng nhất trước khi nặn mụn bọc chính là nhận thức được rủi ro tiềm ẩn của hành động này.

Chúng ta thường chỉ muốn giải quyết ngay lập tức những nốt mụn bọc cứng đầu mất thẩm mỹ mà vô tình quên đi những rủi ro có thể xảy ra như: vi khuẩn xâm nhập và lây lan khiến mụn viêm nhiễm diện rộng. Ngoài ra, nặn mụn bọc sai cách còn khiến hắc sắc tố melanin gây thâm mụn gia tăng, khả năng để lại sẹo rỗ cũng cao hơn.

cách nặn mụn bọc có mủ
Mụn bọc có nên nặn không?

Theo các bác sĩ chuyên gia Da liễu tại TMV Quốc tế Linh Anh, mặc dù cảm giác nặn mụn khiến chúng ta rất hào hứng nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy. Nhiều trường hợp cơ địa lâu lành, vết thương hở từ việc nặn mụn bọc có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm nặng.

Cụ thể, tình trạng mụn xảy ra khi bụi bẩn, vi khuẩn bị đẩy sâu vào nang lông và nếu chúng ta dùng móng tay chưa rửa sạch nặn mụn sẽ vô tình khiến vùng da đang bị nhiễm vi khuẩn càng trở nên tồi tệ hơn.

5.2 Vệ sinh da mặt sạch sẽ

Trước khi nặn mụn bọc, bạn cần phải vệ sinh da mặt sạch sẽ với quy trình đủ hai bước là tẩy trang và dùng sữa rửa mặt. Lưu ý, khi bị nổi mụn bọc, bạn nên chọn sản phẩm làm sạch sâu để đảm bảo da đủ sạch, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, lớp trang điểm.

5.3 Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn

Thao tác quan trọng nhất trước khi nặn mụn bọc nói riêng và các loại mụn nói chung chính là vệ sinh tay, dụng cụ nặn mụn sạch sẽ.

Hãy rửa tay bằng nước rửa tay và các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Các dụng cụ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cồn y tế, nước oxy hoặc nước sôi.

có nên nặn mụn bọc không đầu không
Có nên nặn mụn bọc không?

5.4 Xông hơi cho da mặt

Cách nặn mụn bọc đúng cách là sau khi đã làm sạch da mặt, bạn nên xông hơi bằng các nguyên liệu tự nhiên như lá tía tô, sả, muối… trong 3-5 phút. Việc này giúp sát khuẩn và giãn nở lỗ chân lông, từ đó giúp lấy nhân mụn dễ dàng hơn.

Nếu không xông hơi thì bạn có thể đắp khăn ấm trong khoảng 3-5 phút để lỗ chân lông có thể giãn nở và da mềm mịn hơn.

5.5 Nặn mụn bọc thật nhẹ nhàng

Hãy luôn luôn nhớ rằng không phải nốt mụn bọc nào cũng có thể nặn được. Bạn chỉ nên nặn những nốt có cồi đã già, trồi lên bề mặt da. Trong lúc nặn mụn, chúng ta nên dùng tay ấn nhẹ từ mọi phía để lực dồn về phía trung tâm mụn và nặn mụn một cách nhẹ nhàng, tránh bị thâm hoặc sẹo rỗ.

cách nặn mụn bọc không đầu
Mụn bọc mủ có nên nặn không?

5.6 Rửa sạch và chăm sóc da sau nặn mụn

Sau khi nặn mụn, bạn hãy rửa mặt lại bằng nước sạch hoặc sữa rửa mặt có thành phần kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, chị em còn có thể đắp mặt nạ làm dịu da hoặc dùng đá lạnh đắp lên mụn để giảm sưng nhé!

Cách chăm sóc sau nặn mụn bọc cũng quan trọng không kém. Bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi và đảm bảo da luôn trong tình trạng sạch sẽ. Nếu các nốt mụn đã khô và dần liền lại, chị em hãy thoa nghệ, mật ong hoặc nha đam để vết thương nhanh lành và giảm thiểu tình trạng bị sẹo.

6. Khi nào nên gặp bác sĩ Da liễu?

Bên cạnh các câu hỏi như có nên nặn mụn bọc không, mụn bọc mủ có nên nặn không, nhiều người không biết khi nào thì nên đi gặp bác sĩ Da liễu.

Nếu tình trạng mụn lan rộng, đã điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên nhưng không khỏi thì hãy đến gặp bác sĩ Da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, những biểu hiện của mụn bọc kèm theo như mụn bọc xuất hiện cùng với các cơn đau khớp, bị buồn nôn hoặc sốt, tiêu chảy… có thể cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn không ổn định. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

 

7. Cách chăm sóc và phòng ngừa mụn bọc 

Để có thể chăm sóc da tốt nhất, đồng thời phòng ngừa mụn bọc hiệu quả, bạn hãy làm sạch da mặt và toàn thân mỗi ngày bằng những sản phẩm dịu nhẹ.

Đối với da mặt, hãy làm sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ khoảng 2 lần mỗi ngày. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn cũng như loại bỏ lớp dầu trên da.

Lưu ý rằng bạn phải rửa mặt bằng tay sạch hoặc khăn lông mềm mại, tránh dùng khăn quá khô dễ gây kích ứng da.

Đặc biệt, chị em không nên chạm tay vào vùng mặt đang nổi mụn tránh tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng những sản phẩm có thể gây kích ứng da như mỹ phẩm hoặc kem chống nắng.

Bên cạnh cách chăm sóc tại nhà, bạn có thể đến các spa/thẩm mỹ viện uy tín để được chăm sóc da chuyên sâu, lấy nhân mụn và làm sạch sâu, phòng ngừa mụn bọc hiệu quả.

Đến với TMV Quốc tế Linh Anh để chăm sóc da, bạn sẽ được trải nghiệm không gian làm đẹp chuẩn 5 sao, thiết bị lấy nhân mụn chuẩn Y khoa đảm bảo an toàn. Kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ trực tiếp làm sạch da mặt một cách tốt nhất.

cách trị mụn bọc không đầu tại nhà
Điều trị mụn dứt điểm tại Linh Anh.

Hơn nữa, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cũng như đưa ra phác đồ điều trị ưu việt, giúp bạn loại bỏ mụn bọc, chăm sóc da chuyên sâu lấy lại làn da láng mịn cấp tốc.

Việc có nên nặn mụn bọc không sẽ phụ thuộc rất lớn vào hình thái của mụn cũng như cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị mụn, bạn nên tìm đến spa/thẩm mỹ viện để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ

  • CS1: Số 398 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10
  • CS2: Số 54b Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Q.Phú Nhuận
  • CS3: Số 672A18 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp

Email: Cx@lagroup.vn

Hotline: 0906 933 888

Website: thammylinhanh.vn

Giờ mở cửa: 8h – 20h (T2 – CN)

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.

NHẬN TƯ VẤN NGAY