Tiêm filler môi bị sưng bao lâu thì hết sưng? 6 Cách giảm sưng tại nhà

tiêm filler môi bị sưng

Nhiều trường hợp sau khi tiêm filler môi bắt đầu bị sưng tấy không tự nhiên. Điều này dẫn đến sự hoang mang lo lắng và dấy lên làn sóng tranh luận về phương pháp làm đẹp này. Vậy nguyên nhân tiêm filler môi bị sưng là gì? Bao lâu tình trạng sưng sẽ khỏi? Sau đây, hãy cùng Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh giải đáp các thắc mắc và áp dụng 6 cách giảm sưng hiệu quả sau khi tiêm filler môi nhé!

1. Nguyên nhân tiêm filler môi bị sưng

Tiêm filler môi để sở hữu dáng môi căng mọng, tươi tắn đã trở thành trào lưu làm đẹp được rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng và nâng hạng nhan sắc. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề làm đẹp thường kèm theo rủi ro, một trong những rủi ro khiến nhiều người “đứng ngồi không yên” chính là tiêm filler môi bị sưng. Nguyên nhân chủ yếu do filler kém chất lượng, cơ địa không thích ứng, quy trình không đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế,…

tiêm môi bị sưng
Nguyên nhân tiêm filler môi bị sưng có thể do cơ địa mỗi người.

1.1 Filler kém chất lượng

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sau tiêm môi bị sưng tấy đến từ việc filler kém chất lượng. Hiện nay, filler kém chất lượng tràn lan trên thị trường, cơ sở thẩm mỹ không uy tín sẽ nhập khẩu filler không rõ nguồn gốc, thậm chí là filler hết hạn sử dụng để tiêm vào cơ thể của khách hàng và kèm những lời quảng cáo cực kỳ thu hút.

Kết quả người nhẹ dạ cả tin sẽ rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang”, vừa không mang tính thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Filler kém chất lượng sẽ đào thải nhanh ra ngoài cơ thể, làm môi sưng phù và đau nhức, sau vài ngày môi sẽ bị thâm tím, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng.

1.2 Cơ địa không thích ứng

Việc môi sưng sau khi tiêm filler ở những ngày đầu là điều bình thường vì cơ thể sẽ phản ứng với “chất lạ” đột ngột xâm nhập. Qua vài ngày, cơ thể sẽ dần thích ứng với hợp chất làm đầy chứa axit hyaluronic, từ đó việc sưng đau giảm dần và khôi phục bình thường.

Tuy nhiên, đó là biểu hiện cơ thể đã “chấp nhận” filler đưa vào. Nhưng có một số trường hợp không tốt lắm, cơ thể không thích ứng mà phản ứng mạnh, dẫn đến sưng đau kéo dài. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn cụ thể, không tự ý uống thuốc hoặc bôi thuốc tại nhà.

1.3 Tay nghề bác sĩ

Tay nghề của bác sĩ không tốt, chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện tiêm filler môi thì có thể dẫn đến những trường hợp như tiêm sai vị trí, tiêm quá liều hoặc quá sâu,… Điều này sẽ khiến tắc mạch máu lưu thông, môi thâm tím và sưng phù.

1.4 Quy trình thực hiện không vô trùng

Nguyên nhân tiêm filler môi bị sưng thì phải kể đến quy trình thực hiện không vô trùng. Có thể bạn đã biết, tiêm filler môi phải được thực hiện trong môi trường khử khuẩn, các dịch vụ tiêm cần được sát khuẩn để vi khuẩn không bám vào vết thương trong quá trình tiêm.

Nếu quy trình không đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì việc môi sau tiêm filler bị sưng phù hoặc nhiễm vi khuẩn Herpes là điều có thể xảy ra.

1.5 Chăm sóc sau tiêm môi không đúng cách

Chăm sóc môi không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi sưng tấy, đau âm ỉ kéo dài. Điều này được cho là bạn không kiêng cữ thực phẩm phù hợp hoặc sinh hoạt không theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến môi bị kích ứng và sưng đau.

2. Tiêm filler môi bị sưng bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng tiêm filler môi bị sưng sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày và bắt đầu thuyên giảm ở những ngày sau đó. Tuy nhiên, có những trường hợp tiêm môi sưng kéo dài 7 ngày hoặc hơn 2 tuần. Sự chênh lệch về thời gian này thực tế có nhiều nguyên nhân:

  • Tùy vào loại filler đã tiêm: Các loại filler khác nhau có độ dày và độ bền khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến thời gian sưng sau tiêm môi.
  • Lượng filler tiêm: Lượng filler tiêm càng nhiều, thời gian sưng càng kéo dài.
  • Kỹ thuật tiêm: Kỹ thuật tiêm của bác sĩ có ảnh hưởng đến mức độ tổn thương mô, từ đó ảnh hưởng đến thời gian sưng.
tiêm môi có sưng không
Tiêm filler môi bị sưng rất bình thường và thường tự hết trong 1 tuần.

Filler chất lượng cao và cơ thể dung nạp thì 0 môi thường sẽ bị đỏ và sưng nhẹ sau khi tiêm và biến mất trong vòng vài giờ hoặc một ngày. Nhưng nếu cơ địa bạn nhạy cảm hơn thì tình trạng viêm sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày và sẽ thuyên giảm dần trong vài ngày tiếp theo nên bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng, đau, nổi cục, bầm tím… vẫn xảy ra sau khi tiêm filler thì đó là dấu hiệu bất thường và bạn nên đi khám kịp thời.

Để giảm tình trạng sưng đau sau khi tiêm filler môi, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện một trong các biện pháp sau đây:

3. Cách giảm sưng tại nhà sau khi tiêm filler môi

3.1 Chườm đá

Một trong những cách giảm sưng đau cho môi hữu hiệu khi mới tiêm filler bị sưng chính là chườm đá. Nhiệt độ lạnh từ đá sẽ giúp co các mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến môi, đồng thời làm giảm bớt sự di chuyển của hồng cầu, từ đó hạn chế tình trạng tụ máu, sưng tấy.

Bên cạnh đó, việc chườm đá còn có tác dụng tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác ở môi, giảm đau nhức, hạn chế chảy máu sưng bầm. Ngoài ra, việc chườm đá còn có thể làm dịu da, giảm bớt cảm giác nóng rát và ngứa ngáy sau tiêm filler môi.

Bạn nên chườm đá tầm 15-20 phút mỗi ngày, túi chườm cần vệ sinh sạch sẽ. Chúng ta có thể sử dụng bông tẩy trang hoặc bông gạc y tế thấm đẫm nước rồi cho vào một túi zip, sau đó để ngăn mát tủ lạnh 1 giờ rồi hẵng chườm lên môi.

mới tiêm filler bị sưng
Chườm đá giúp giảm sưng.

3.2 Chườm nóng

Khi tiêm filler môi bị sưng đau, bạn có thể sử dụng lợi dụng nhiệt độ của túi chườm nóng để giúp giãn nở các mạch máu, từ đó thúc đẩy lưu thông máu giảm sưng hiệu quả. Đồng thời, chườm nóng có thể làm tan các cục máu đông, giảm bớt tình trạng ứ máu, sưng tấy.

Tần suất chườm nóng nên áp dụng là 15-20 phút mỗi ngày, bạn chỉ cần để túi chườm nóng trên môi rồi di chuyển nhẹ nhàng, có thể kết hợp thêm chườm lạnh để mang lại hiệu quả tối ưu.

Bạn có thể dùng túi chườm tiêu chuẩn hoặc dùng chai nước nhỏ, sau đó cho nước ấm vào và quấn một lớp gạc y tế bên ngoài để chườm lên môi. Tuyệt đối khi dùng túi chườm tự sinh nhiệt hoặc miếng dán giữ ấm vì có thể gây ra tình trạng bỏng da môi.

3.3 Massage nhẹ nhàng vùng môi bị sưng

Tiêm môi bị sưng phải làm sao? Bạn có thể áp dụng cách massage nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở môi, từ đó giảm sưng và bầm tím. Môi sưng sau tiêm filler có thể do ứ đọng dịch, vì vậy massage sẽ giúp di chuyển dịch lỏng ứ đọng sau khi tiêm.

Ngoài ra, việc massage còn giúp thư giãn cơ môi, giảm co thắt cơ, từ đó giảm bớt cảm giác căng tức và khó chịu, hỗ trợ hiệu quả tình trạng môi bị sưng sau khi tiêm filler.

Mặc dù massage mang lại hiệu quả tốt nhưng trong 24-48 giờ đầu tiên sau tiêm, bạn chỉ nên chườm đá, chính chà xát mạnh lên môi.

3.4 Kiêng các chất kích thích và đồ cay nóng

Khi môi bị sưng sau tiêm filler, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, tạm “chia tay” các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt,… tránh gây kích thích hệ thần kinh khiến vết thương lâu hồi phục, ảnh hưởng sức khỏe.

Bên cạnh đó, các thực phẩm cay nóng như ớt, gừng, các loại sa tế, tiêu, mì tôm… Bởi những loại gia vị này có thể sinh nhiệt, đổ mồ hôi, khiến vết thương sưng đỏ, thậm chí mưng mủ, nhiễm trùng.

3.5 Dùng thuốc kháng viêm giảm sưng theo hướng dẫn bác sĩ

Nếu sau khi tiêm môi filler bị sưng thì bạn nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài thuốc kháng viêm, bạn có thể nhờ bác sĩ viết đơn thuốc phù hợp với cơ địa để giảm triệu chứng sưng tấy, viêm đau, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.

tiêm môi có bị sưng không
Dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ để giảm tình trạng tiêm filler môi bị sưng.

3.6 Không nằm sấp và hạn chế tối đa các hoạt động thể chất nặng

Việc nằm sấp sau tiêm filler có thể tác động đến môi, dẫn đến filler không cố định, thay đổi vị trí. Vì vậy, trong thời gian sau tiêm filler 1 tháng, bạn nên hạn chế nằm sấp.

Ngoài ra, tập thể dục hoặc thực hiện hoạt động thể chất nặng làm tăng lượng máu lưu thông, từ đó có thể làm nặng hơn tình trạng môi bị sưng tấy sau tiêm filler.

3.7 Tiêm tan filler môi bị sưng

Tiêm tan filler là phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ tình trạng sưng tấy, đau đớn do tiêm filler theo thời gian. Bằng cách này, chất làm đầy sẽ được loại bỏ và một lượng nhỏ được thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.

Tiêm tan filler có thể giúp bạn khắc phục tình trạng tiêm filler môi bị sưng tấy một cách an toàn và hiệu quả. Phương pháp này rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ mất 15-30 phút thực hiện tiêm hyaluronidase để làm tan filler. Nhưng phải tuân thủ đúng quy trình để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn. Thủ tục này phải được thực hiện bởi một bác sĩ có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.

4. Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh – Địa chỉ tiêm filler môi uy tín, an toàn

Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh đã chính thức nâng cấp hệ thống lên Phòng khám thẩm mỹ, hiện là một trong những địa chỉ tiêm filler môi uy tín. Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản đã giúp xây dựng được nền tảng “uy tín” vững mạnh cho Linh Anh.

Nếu bạn đang muốn tiêm filler môi giúp cải thiện dáng môi mỏng, môi không đều hoặc muốn sở hữu đôi môi căng mọng quyến rũ thì Linh Anh là địa điểm hoàn hảo dành cho bạn.

Filler tiêm môi của Linh Anh được nhập khẩu từ nước ngoài, đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế. Tại đây, chúng tôi ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với filler cùng bàn tay điệu nghệ của bác sĩ giúp tạo hình môi trái tim hoặc đôi môi căng mọng như ý.

Bên cạnh đó, phòng dịch vụ được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khử khuẩn, quy trình đạt chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.

Cùng nhìn lại hình ảnh khách hàng tiêm filler thành công không sưng, không vón cục tại Linh Anh:

Tạo hình thẩm mỹ môi bằng filler tại Linh Anh
Tạo hình thẩm mỹ môi bằng filler tại Linh Anh
KH tiêm filler môi không biến chứng tại Linh Anh
KH tiêm filler môi không biến chứng tại Linh Anh

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi tiêm filler môi bị sưng bao lâu thì hết, nguyên nhân và cách phòng ngừa sưng tấy sau tiêm filler môi. Nếu bạn muốn tìm địa chỉ tiêm filler môi không bị sưng thì hãy liên hệ ngay đến Phòng khám Thẩm mỹ Linh Anh nhé!

[Giải đáp] Dặm môi lần 2 kiêng ăn gì?

[Giải đáp] Dặm môi lần 2 kiêng ăn gì?

Tác hại của cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?

Tác hại của cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?

Phun môi màu cam sữa cho đôi môi tươi tắn và rạng ngời

Phun môi màu cam sữa cho đôi môi tươi tắn và rạng ngời

Xăm môi uống nước dừa được không? Cần lưu ý gì?

Xăm môi uống nước dừa được không? Cần lưu ý gì?

Khử thâm môi có được đánh son không? Kiêng bao lâu thì được?

Khử thâm môi có được đánh son không? Kiêng bao lâu thì được?

Nguyên nhân và cách xử lý phun môi bị đốm đen

Nguyên nhân và cách xử lý phun môi bị đốm đen

NHẬN TƯ VẤN NGAY