Tiêm filler môi bị bầm tím có sao không và cách khắc phục

tiêm môi bị bầm

Dựa vào thống kê từ Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu của Hoa Kỳ, tỉ lệ người thực hiện tiêm filler môi bị bầm tím mỗi năm lên đến 68%. Do đó, trong bài viết dưới đây Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh sẽ chia sẻ đến chị em về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

1. Tiêm filler môi bị bầm tím có nguy hiểm không?

Môi bị bầm tím là tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm filler. Nguyên nhân chính thường là do đầu kim tiêm gây tổn thương các mạch máu. Vùng da môi mỏng manh, có hệ thống mao mạch nhỏ và yếu, dễ bị tổn thương khi chịu các tác động từ bên ngoài.

Thường sau khoảng 10 đến 15 ngày, các vết thâm sẽ dần giảm đi do sự phục hồi tự nhiên của cơ thể, khi ấy chị em sẽ sở hữu đôi môi căng mọng và tươi tắn hơn. Tuy nhiên, mặc dù là một dấu hiệu nhỏ, nhưng đôi khi nó có thể phát triển thành vấn đề nghiêm trọng hơn.

Trong một số trường hợp ít, các cục máu tồn đọng có thể gây nhiễm trùng, gây ra hoại tử hoặc làm biến dạng môi.

tiêm môi bị tím

2. Nguyên nhân tiêm filler môi bị bầm tím

Trước khi biết được cách chăm sóc khi tiêm filler môi bị bầm tím, chị em cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:

2.1 Filler kém chất lượng

Mọi sản phẩm làm đẹp được sử dụng cần phải được đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ, cũng như có sự chấp thuận hợp pháp từ các cơ quan y tế. Chuyên gia cho rằng, việc tiêm filler không đạt chất lượng vào cơ thể tương tự như việc sử dụng một loại thuốc độc hại.

Do đó, các tác động phụ có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của người tiêm. Không chỉ dẫn đến tình trạng môi bầm tím kéo dài, mà còn có thể gây ra các vấn đề khác như chảy máu, lệch môi, hoặc nổi mụn.

Với sự đa dạng của các sản phẩm tiêm filler môi trên thị trường hiện nay, việc lựa chọn sẽ trở nên khó khăn nếu không có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ.

tiêm môi bị bầm tím phải làm sao

2.2 Tiêm filler quá liều lượng cho phép

Sử dụng filler vượt quá liều lượng an toàn cũng là một nguyên nhân có thể tăng nguy cơ của việc tiêm filler môi bị bầm tím bởi sự chèn ép vào các mạch máu xung quanh.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều filler cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như làm cho vùng da căng quá mức, biến dạng hoặc gây ra sưng tấy kéo dài.

2.3 Quy trình thực hiện không vô trùng

Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da. Do đó, việc tiệt trùng đúng cách toàn bộ dụng cụ tiêm như kim tiêm, bông gòn, hoặc gạc là rất quan trọng.

Tình trạng viêm nhiễm ở vùng môi thường xảy ra khi các dụng cụ thực hiện không được vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi, tại các cơ sở làm đẹp không uy tín còn tái sử dụng kim tiêm nhiều lần. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng sau khi tiêm filler môi, khiến nhiều chị em ham rẻ lại trả một cái giá quá đắt.

2.4 Tay nghề bác sĩ kém

Mặc dù tiêm filler chỉ là một thủ thuật đơn giản, nhưng để tránh vết tiêm bị bầm tím thì cần bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao trực tiếp thực hiện. Trong quá trình tiêm filler, hiểu rõ về cấu trúc giải phẫu, vị trí các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch là vô cùng quan trọng.

Đồng thời, cần đảm bảo các yếu tố khác như độ chính xác của việc đưa kim tiêm vào, độ sâu và vị trí cụ thể để tránh gây tổn thương mạch máu.

Do đó, nếu quá trình này được thực hiện bởi một bác sĩ không có kinh nghiệm, nguy cơ của vết tiêm bị bầm tím sẽ tăng lên đáng kể.

tiêm filler môi bị tím phải làm sao

2.5 Cơ địa không thích ứng

Tùy thuộc vào tình trạng và cấu trúc da của từng người, những người có da mỏng và dễ tổn thương sẽ thường gặp phải tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím. Đối với những trường hợp như vậy, phải mất từ 2 đến 3 tuần hoặc thậm chí lâu hơn để các vết bầm tím hoàn toàn biến mất.

2.6 Chăm sóc sau tiêm môi không đúng cách

Mặc dù chỉ là một vết tiêm nhỏ, nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, có thể khiến vùng tiêm tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, gây ra tình trạng vết tiêm filler môi bị bầm tím nặng hơn, sưng đau kéo dài và nguy cơ nhiễm trùng.

Thông thường, trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm môi, việc vệ sinh da sạch sẽ là rất quan trọng để tránh những tác động tiêu cực này.

3. Cách khắc phục tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím

Tiêm filler môi bị bầm tím thường tự giảm đi sau khoảng 24 giờ. Để giảm các dấu hiệu bất thường, bạn có thể chườm lạnh vùng da tiêm, nhưng chỉ nên sử dụng khăn lạnh trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.

Trong trường hợp bầm tím kéo dài hoặc môi sưng đau gây khó chịu, nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

Đối với trường hợp bầm tím nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau theo đơn kê của bác sĩ. Nếu bầm tím liên quan đến nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ filler và tránh tổn thương lây rộng.

tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao

Ngoài ra, cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc sau:

  • Giữ vệ sinh da, tránh tác động tỳ đè vào vùng da đã tiêm filler để hạn chế vi khuẩn và di chuyển filler.
  • Tránh tiếp xúc filler với nhiệt độ cao, như ánh nắng mặt trời hoặc phòng xông hơi.
  • Tạm ngừng các hoạt động thể thao mạnh trong 2 tuần đầu sau khi tiêm filler.
  • Khi ngủ, giữ đầu thẳng và không cúi đầu để filler ổn định.
  • Tránh một số thực phẩm có thể làm tăng tình trạng bầm tím và sưng tấy, như đồ nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò và rau muống.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá.

4. Cách phòng ngừa tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím

Để phòng ngừa tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím, chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Lưu ý khi uống bất kỳ loại thuốc nào

Có một số loại thuốc gây ra tình trạng tiêm filler bị bầm tím và thậm chí làm ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với bình thường. Vì vậy, trước khi tiêm filler, cần thảo luận với bác sĩ về việc nên ngừng sử dụng các loại thuốc nào.

Các loại thuốc phổ biến gây ra tình trạng bầm tím sau tiêm filler là aspirin, warfarin, dabigatran, enoxaparin, ticlopidine, dipyridamole và một số loại thuốc tim mạch.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung vitamin, vì một số loại có thể làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm tím. Trong số đó, có thể kể đến vitamin E ở liều cao, bạch quả, hoa cúc và tỏi là những thành phần đã được báo cáo làm tăng nguy cơ chảy máu và gây bầm tím.

Lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín

Việc chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao và tuân thủ quy trình thực hiện chuẩn Y khoa là rất quan trọng. Điều này giúp giảm nguy cơ tiêm filler gây bầm tím và các biến chứng khác.

Về mặt chuyên môn, các bác sĩ có tay nghề cao sẽ tiêm đúng vào vị trí cần thiết và tránh việc tiêm vào mạch máu. Đồng thời, bác sĩ có kinh nghiệm sẽ điều chỉnh tốc độ tiêm phù hợp và có thể thay đổi loại đầu kim tiêm thông thường bằng các ống thông rất nhỏ có đầu tù để giảm nguy cơ tổn thương đến các mạch máu.

tiêm filler môi bị bầm tím có sao không

Tránh thuốc lá và các chất kích thích

Việc sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia có thể làm giãn mạch máu. Ngay cả khi sử dụng một lượng nhỏ, chúng vẫn có thể tăng nguy cơ bầm tím sau khi tiêm filler. Vì vậy, cần tránh sử dụng các chất này ít nhất là 24 giờ trước và sau khi tiêm filler.

Hạn chế căng thẳng và vận động mạnh

Sự căng thẳng hoặc hoạt động mạnh có thể tăng nhịp tim và lưu thông máu, dẫn đến nguy cơ tụ máu, bầm tím, hình thành sẹo hoặc các đường nét không bình thường ở vùng tiêm. Vì vậy, nên hạn chế các hoạt động mạnh, và cần nghỉ ngơi, thư giãn trước và sau khi tiêm trong khoảng 1-2 ngày.

5. Địa chỉ tiêm filler môi uy tín, an toàn

Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh là một trong những địa chỉ làm đẹp uy tín, được đông đảo chị em tin tưởng lựa chọn, đặc biệt trong việc tiêm filler môi. Tại Linh Anh cung cấp đa dạng của các dịch vụ thẩm mỹ, bao gồm tiêm trẻ hóa, xóa nhăn, căng bóng da, và tạo hình thẩm mỹ.

Một điểm mạnh tại Linh Anh là quy trình làm đẹp chuẩn Y khoa, được cấp phép hoạt động từ Bộ y tế và tất cả các loại filler được nhập khẩu chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn tại Phòng khám được đào tạo kỹ lưỡng và luôn cập nhật những kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực làm đẹp.

Ưu điểm của dịch vụ tiêm filler môi tại Linh Anh có thể kể đến như:

  • Trực tiếp thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn Thẩm mỹ da.
  • Sử dụng filler nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài, đã được cấp phép an toàn bởi Bộ Y tế.
  • Sử dụng kỹ thuật kim luồn công nghệ sao, giúp tránh bầm tím sau khi tiêm.
  • Dịch vụ tái khám và tiêm dặm miễn phí sau 14 ngày.

Nếu bạn gặp phải tình trạng bầm tím kéo dài sau khi tiêm filler môi, bạn nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị. Để tránh biến chứng không mong muốn, hãy chọn lựa những cơ sở uy tín và có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để thực hiện tiêm filler môi.

tiêm filler môi bị bầm tím
KH tiêm tạo hình môi an toàn tại Linh Anh

tiêm filler môi bị bầm

Bài viết trên đây chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục tiêm filler môi bị bầm tím. Nếu chị em nào không may bị bầm tím do tiêm filler môi không có sự thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tốt nhất là nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để thực hiện sẽ phòng tránh được rủi ro sau tiêm filler môi.

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.

NHẬN TƯ VẤN NGAY