Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh giới thiệu đến bạn một số cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian từ nghệ, lô hội, giấm táo, nước chanh,… Đây đều là những nguyên liệu tự nhiên, hầu như không gây kích ứng da, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu. Theo dõi ngay nhé!
1. Vì sao mang thai lại bị nám da?
Nám da là tình trạng xuất hiện các mảng hoặc đốm sẫm màu có độ đậm nhạt khác nhau, thường xuất hiện phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của mẹ bầu. Theo thống kê, có khoảng 50-70% phụ nữ bị nám da khi mang thai.
Điều này là do phụ nữ mang thai có lượng hormone estrogen và progesterone tăng quá mức làm sản sinh các hắc sắc tố melanin, từ đó tạo thành các đốm sậm màu trên da. Ngoài ra trong thời gian mang thai, mẹ bầu còn có thể bị nám do:
- Ánh nắng mặt trời: Tia UV có thể kích thích sản sinh melanin gây nám trên da.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Nếu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, thiếu ngủ,… có thể khiến nồng độ nội tiết tố bị ảnh hưởng, hình thành nám tàn nhang.
- Giảm đề kháng: Sức đề kháng của mẹ bầu thường bị suy giảm nên dễ bị các tác nhân gây hại bên ngoài tấn công, tăng nguy cơ bị nám, đốm nâu trên da.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Nếu mẹ bầu thường xuyên giữ trạng thái căng thẳng, stress sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ bị nám khi mang thai.
- Chăm sóc da sai cách: Không có nhiều thời gian chăm sóc da hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, chứa hóa chất độc hại có thể khiến da hình thành nám và gặp các vấn đề tổn thương khác như kích ứng, nổi mụn, lỗ chân lông to,…

2. TOP 13 cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian
Khi mang thai, việc sử dụng bất cứ cách làm đẹp nào mẹ bầu cũng cần xem xét cẩn thận vì dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy dù bị nám mẹ bầu cũng cảm thấy e ngại khi áp dụng điều trị bằng công nghệ cao hoặc kem đặc trị. Thấu hiểu điều đó, Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh đã tổng hợp một cách trị nám cho bà bầu an toàn, dễ thực hiện ngay tại nhà.
2.1. Cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian với nghệ
Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến da dễ xuất hiện nám sạm. Một trong những cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả để cải thiện tình trạng này là sử dụng mặt nạ nghệ. Thành phần curcumin trong nghệ có khả năng ức chế sản sinh melanin, đồng thời giúp kháng viêm, chống oxy hóa và làm đều màu da. Khi kết hợp cùng mật ong, mặt nạ còn giúp tăng cường độ ẩm, làm dịu da và nuôi dưỡng làn da sáng khỏe từ bên trong.
Nguyên liệu: 3 thìa bột nghệ, 2 thìa mật ong nguyên chất, 1 thìa nước ấm.
Cách thực hiện:
- Trộn đều nguyên liệu thành hỗn hợp sệt.
- Làm sạch mặt, lau khô rồi thoa hỗn hợp đều lên da.
- Massage nhẹ và thư giãn trong 15–20 phút.
- Rửa sạch bằng nước ấm và tiếp tục các bước chăm sóc da như thường lệ.

2.2. Mặt nạ lô hội (nha đam)
Nha đam (lô hội) là nguyên liệu tự nhiên được nhiều mẹ bầu tin dùng trong chăm sóc da nhờ độ lành tính và hiệu quả dưỡng da cao. Nha đam có chứa hoạt chất aloin, đã được chứng minh có khả năng phân giải melanin – tác nhân gây nám da, mà không gây độc hại. Ngoài ra, cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian với mặt nạ nha đam còn giúp làn da mềm mại, mịn màng và tăng sức đề kháng tự nhiên.
Nguyên liệu: 1–2 lá nha đam tươi.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ nha đam, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ lớp nhựa vàng gây kích ứng.
- Xay nhuyễn phần gel nha đam.
- Rửa mặt sạch, lau khô và đắp trực tiếp gel nha đam lên da trong 15 phút.
- Rửa lại bằng nước mát và tiếp tục các bước dưỡng da thông thường.

2.3. Cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian với giấm táo
Giấm táo là nguyên liệu tự nhiên được nhiều người tin dùng trong chăm sóc da nhờ chứa axit axetic, một loại axit nhẹ giúp tẩy tế bào chết tự nhiên, làm mờ nám và thúc đẩy tái tạo da mới. Ngoài ra, giấm táo còn có khả năng làm sạch sâu, loại bỏ độc tố và hỗ trợ ngăn ngừa mụn viêm, mang lại làn da khỏe mạnh, tươi sáng, phù hợp với mẹ bầu đang gặp vấn đề về nám.
Nguyên liệu: 1 thìa giấm táo, 1/4 cốc nước ấm.
Cách thực hiện:
- Pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:4.
- Dùng bông tẩy trang hoặc tay sạch thoa hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng vài phút.
- Rửa sạch lại bằng nước mát và tiếp tục quy trình dưỡng da như thường lệ.
Áp dụng 2–3 lần/tuần sẽ giúp làm mờ vết nám khi mang thai, làm sáng da và cải thiện kết cấu da một cách an toàn.

2.4. Trị nám da bằng nước chanh
Chanh là nguyên liệu quen thuộc trong chăm sóc da nhờ chứa hàm lượng cao vitamin C – chất chống oxy hóa mạnh giúp ức chế enzyme tyrosinase, từ đó giảm sản sinh melanin. Ngoài khả năng làm mờ thâm sạm, vitamin C còn kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ phục hồi và cải thiện độ đàn hồi cho da. Đây là một trong những cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian được nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu: 1/2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Trộn đều nước cốt chanh và mật ong thành hỗn hợp mịn.
- Sau khi rửa mặt sạch, thoa hỗn hợp lên da và massage nhẹ vài phút.
- Giữ mặt nạ trong 15–20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát.
Lưu ý: Bạn chỉ nên thực hiện 1–2 lần/tuần và dùng vào buổi tối để tránh da bắt nắng.

2.5. Bột vỏ cam
Một cách trị nám cho bà bầu bằng nguyên liệu tự nhiên phổ biến khác mà bạn nên biết là sử dụng bột vỏ cam. Đây là nguyên liệu lành tính, giàu vitamin C tự nhiên giúp ức chế melanin, làm mờ nám, dưỡng da sáng đều màu. Ngoài ra, vỏ cam còn chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, làm sạch da và ngăn ngừa lão hóa sớm, rất phù hợp để chăm sóc làn da nhạy cảm của mẹ bầu.
Nguyên liệu: 1 thìa bột vỏ cam, 1 thìa sữa tươi không đường, một ít bột nghệ.
Cách thực hiện:
- Trộn đều các nguyên liệu thành hỗn hợp sệt.
- Sau khi làm sạch da mặt, thoa đều hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng để hỗ trợ tẩy tế bào chết.
- Để yên mặt nạ trong khoảng 8–10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát.

2.6. Cách trị nám cho bà bầu bằng cải ngựa
Cải ngựa (Cochlearia armoracia) là nguyên liệu ít phổ biến nhưng lại rất hiệu quả trong việc làm mờ nám và cải thiện vùng da sẫm màu nhờ chứa các chất chống oxy hóa và kháng viêm tự nhiên. Với đặc tính lành tính, cải ngựa phù hợp cho mẹ bầu muốn sử dụng phương pháp dân gian để cải thiện làn da.
Nguyên liệu: Rễ cây cải ngựa tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cải ngựa, thái thành lát mỏng.
- Đắp trực tiếp các lát cải ngựa lên vùng da bị nám, giữ nguyên trong khoảng 20 phút.
- Rửa sạch lại mặt bằng nước ấm và massage nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu.
Áp dụng cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian đều đặn 2–3 lần/tuần sẽ giúp giảm sạm da, làm đều màu da và ngăn ngừa nám phát triển thêm, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

2.7. Dùng cà chua trị nám da cho mẹ bầu
Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng nám da do thay đổi nội tiết tố. Một trong những cách trị nám da dân gian được nhiều người tin dùng là sử dụng cà chua. Nhờ hàm lượng lycopene tự nhiên, beta carotene và vitamin C dồi dào, cà chua có khả năng làm mờ các vết nám, hỗ trợ làm sáng da và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giúp làn da đều màu và khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu: 1/2 quả cà chua chín, 2 thìa sữa tươi không đường.
Cách thực hiện cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian với cà chua:
- Rửa sạch cà chua, gọt vỏ và ép lấy nước.
- Trộn đều nước ép cà chua với sữa tươi.
- Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị nám, thư giãn trong 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Để đạt hiệu quả cao, mẹ bầu nên kiên trì áp dụng 2–3 lần mỗi tuần và kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

2.8. Cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian bằng rau má
Ngoài cà chua, rau má cũng là một nguyên liệu dân gian được đánh giá cao trong việc cải thiện làn da bị nám của phụ nữ mang thai. Với đặc tính lành tính và giàu dưỡng chất chống oxy hóa, rau má không chỉ giúp làm sáng da mà còn hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, tái tạo tế bào mới, từ đó làm mờ các vết nám hiệu quả.
Nguyên liệu: Một nắm rau má vừa đủ đắp mặt nạ
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm rau má tươi, nhặt bỏ phần lá già và rửa sạch. Cho rau má cùng một chút nước lọc vào máy xay để tạo hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Làm sạch da mặt, sau đó đắp hỗn hợp rau má lên vùng da bị nám.
- Giữ nguyên trong 15 – 20 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước ấm.
Đây là cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian không chỉ an toàn mà còn tiết kiệm chi phí, phù hợp để mẹ bầu áp dụng 2–3 lần mỗi tuần, cải thiện làn da một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.

2.9. Mật ong và sữa chua
Sữa chua và mật ong là bộ đôi nguyên liệu chăm sóc da quen thuộc trong các phương pháp làm đẹp dân gian, phù hợp với mẹ bầu đang gặp vấn đề về nám da. Nhờ chứa axit lactic cùng các vitamin thiết yếu như A, B1, B2, E, sữa chua giúp nhẹ nhàng loại bỏ tế bào chết, tái tạo làn da và làm mờ các vùng sắc tố sậm màu. Trong khi đó, mật ong không chỉ cung cấp độ ẩm sâu mà còn hỗ trợ cải thiện tông da, giúp làn da luôn mềm mịn, tươi sáng.
Nguyên liệu: 3 thìa sữa chua không đường, 1 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Trộn đều hai nguyên liệu với nhau. Làm sạch da mặt trước khi sử dụng.
- Thoa đều hỗn hợp lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.
- Giữ mặt nạ trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Đây là cách trị nám cho bà bầu hoàn toàn phù hợp cho làn da nhạy cảm, bạn nên áp dụng mỗi tuần 2-3 lần để mang lại hiệu quả.

2.10. Sử dụng khoai tây trị nám da khi mang thai
Nhiều người truyền tai nhau cách sử dụng khoai tây để hỗ trợ làm mờ nám cho mẹ bầu. Khoai tây chứa axit azelaic – hoạt chất giúp ức chế enzyme tyrosinase, từ đó làm giảm sản sinh melanin và làm mờ vết nám hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin và các polyphenol chống oxy hóa trong khoai tây như catechin, lutein, axit chlorogenic còn giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da mẹ bầu khỏi tác động của môi trường.
Nguyên liệu: 1 củ khoai tây, 2 – 3 thìa sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Luộc chín khoai tây, bóc vỏ và nghiền nhuyễn.
- Trộn đều với sữa chua tạo hỗn hợp sệt.
- Thoa đều hỗn hợp lên da sau khi làm sạch, để yên trong 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Tần suất: Bạn có thể sử dụng mặt nạ khoai tây hỗ trợ trị nám 1 tuần 1-2 lần để mang lại hiệu quả.

2.11. Cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian bằng bột đậu đỏ
Bột đậu đỏ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E, C – những chất chống oxy hóa mạnh giúp làm mờ nám và cải thiện sắc tố da. Ngoài ra, vitamin B1, B6 còn giúp ngăn ngừa viêm mụn và tăng cường dưỡng ẩm, rất thích hợp cho làn da mẹ bầu.
Nguyên liệu: 2 thìa bột đậu đỏ, 1 thìa sữa tươi không đường.
Cách thực hiện:
- Trộn đều nguyên liệu tạo thành hỗn hợp sệt.
- Sau khi rửa mặt, thoa đều lên da, massage nhẹ nhàng trong 15 phút.
- Rửa lại với nước sạch và tiếp tục các bước chăm sóc da.
Tần suất: Mặt nạ bột đậu đỏ có thể hỗ trợ làm mờ nám, bạn nên áp dụng 1 tuần khoảng 1-2 lần nhé.

2.12. Đậu nành làm mờ nám khi mang thai
Bã đậu nành chứa lượng protein thực vật, isoflavone và chất xơ cao, hỗ trợ làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa, đồng thời giúp tẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông. Cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian này phù hợp với mẹ bầu muốn chăm sóc da đơn giản tại nhà.
Nguyên liệu: 3 thìa bã đậu nành, 1/2 hộp sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Trộn đều để tạo hỗn hợp mịn, sệt.
- Thoa đều lên da sạch, massage nhẹ trong 5 – 10 phút.
- Rửa sạch bằng nước ấm.
Lưu ý: Nên thực hiện cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian với mặt nạ đậu nành khoảng 1-2 lần/tuần để các đốm nám mờ dần.

2.13. Cách trị nám cho bà bầu bằng lựu
Lựu là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như axit ellagic, có khả năng làm sáng và đều màu da, đồng thời tăng cường sản sinh collagen giúp da mẹ bầu thêm săn chắc, mịn màng. Khi kết hợp với sữa chua, hỗn hợp này còn cung cấp độ ẩm cần thiết và hỗ trợ phục hồi làn da hiệu quả.
Nguyên liệu: 1/2 quả lựu, 1 thìa sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Ép hạt lựu lấy nước cốt.
- Trộn đều với sữa chua không đường.
- Thoa lên da, để yên trong 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Tần suất: Bạn nên trị nám bằng lựu 1-2 lần/tuần giúp làm sáng da, cấp ẩm hiệu quả.

3. Lưu ý khi trị nám tàn nhang cho bà bầu
Phải hiểu rằng, giai đoạn mang thai cơ thể mẹ rất nhạy cảm, bạn cần lưu ý khi điều trị nám tàn nhang để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Nguyên liệu được chọn cần rõ nguồn gốc, không chứa chất bảo quản và thuốc bảo vệ thực vật.
- Chỉ nên đắp mặt nạ chăm sóc da 1-2 lần/tuần.
- Không nên đắp mặt nạ qua đêm, mà chỉ giữ mặt nạ trên da 10 – 15 phút.
- Ngừng ngay việc đắp mặt nạ nếu cảm thấy da ngứa hoặc có dấu hiệu kích ứng.
- Mẹ bầu nên chống nắng cho da và lưu ý che chắn cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian không có khả năng điều trị nám cao và lâu dài như sử dụng thuốc hoặc công nghệ hiện đại. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng quá mức. Nám da khi mang thai là bình thường và có thể tự hết sau sinh. Trường hợp nám vẫn nghiêm trọng thì bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và lập phác đồ điều trị chuyên sâu.
4. Phương pháp trị nám nào không nên áp dụng khi đang mang thai?
Có 3 phương pháp điều trị nám không nên áp dụng khi mang thai mà mẹ bầu nên lưu ý là sử dụng thuốc kem/thuốc mỡ kê đơn, điều trị laser và mặt nạ hóa học. Cụ thể:
4.1. Thuốc kem và thuốc mỡ kê đơn
Nguyên liệu tự nhiên không mang lại hiệu quả rõ rệt nên nhiều mẹ bầu muốn sử dụng thuốc đặc trị nám. Tuy nhiên, đa số sản phẩm kem trị nám thường có chất như hydroquinone 4%, retinol, tretinoin,… Đây là những hoạt chất được bác sĩ khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có khả năng gây kích ứng và dị tật thai nhi.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa axit azelaic acid, alpha hydroxy (AHA), niacinamide, arbutin,… để ngăn ngừa nám da khi mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn trước khi sử dụng nhé.
4.2. Điều trị Laser
Laser là công nghệ ứng dụng tia laser có những bước sóng khác nhau để triệt tiêu các hắc sắc tố melanin bằng nhiệt. Dù chưa có bằng chứng nào khẳng định laser trị nám trong giai đoạn mang thai có thể gây hại cho mẹ và bé, nhưng vì sự an toàn cho mẹ bầu, hãy chờ đến lúc sau sinh khi sức khỏe đã ổn định, nám không tự hết thì bạn hãy điều trị bằng laser.
Lưu ý, lựa chọn điều trị nám, tàn nhang bằng laser tại các bệnh viện da liễu hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
4.3. Mặt nạ hóa học
Mặt nạ hóa học thường chứa acid salicylic, retinoids có thể ảnh hưởng xấu đến da, gây rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng đến mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những loại mặt nạ thiên nhiên lành tính để chăm sóc da.

5. Cách ngăn ngừa nám cho bà bầu
Bên cạnh biết những cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian, bạn có thể chủ động ngăn ngừa nám, tàn nhang trên da trong giai đoạn thai kỳ với những cách sau đây:
- Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da: Mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF trên 30, PA+++ trở lên để bảo vệ da. Hãy chọn những sản phẩm có chứa thành phần oxit kẽm hoặc titanium dioxide thay cho các loại kem chống nắng hóa học.
- Bổ sung vitamin C: Loại vitamin này có chất chống oxy hóa mạnh giúp ức chế sản sinh melanin và làm sáng da hiệu quả, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Bạn có thể ăn ổi, cam, quýt, bông cải xanh,… để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
- Sử dụng axit azelaic trị nám: Axit azelaic được dùng để điều trị chứng tăng sắc tố da trong thời gian mang thai khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Giữ da luôn ẩm mượt: Bạn cần uống đủ nước, sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên. Từ đó giúp da ẩm mượt dài lâu, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại và hạn chế nguy cơ nám da.
- Bổ sung axit folic: Đây là dưỡng chất giúp chống oxy hóa và thúc đẩy sự tái tạo tế bào để cải thiện nám da trong thai kỳ.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm chứa hóa chất mạnh: Giai đoạn mang thai cơ thể rất nhạy cảm, việc sử dụng mỹ phẩm hóa chất mạnh có thể gây kích ứng da, thậm chí tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.
- Tránh căng thẳng quá mức: Việc stress kéo dài cũng dễ khiến rối loạn nội tiết tố, tăng khả năng sản sinh hắc sắc tố melanin gây nám trên da. Vì vậy, mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần luôn vui vẻ.
Trên đây là những cách trị nám da dành cho bà bầu dân gian mà Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh gợi ý giúp phụ nữ mang thai có thể cải thiện tình trạng nám, tàn nhang trên da. Tuy nhiên, nguyên liệu tự nhiên không thay thế thuốc hoặc liệu pháp điều trị chuyên sâu. Vì vậy, nếu cơ thể đã ổn định sau sinh và nám vẫn không thuyên giảm thì bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhé.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy là một chuyên gia có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y đa khoa và Da liễu, được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Da liễu bởi Sở Y tế Tiền Giang. Bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa cấp I chuyên ngành Da liễu, đồng thời có chứng chỉ đào tạo liên tục về các thủ thuật cơ bản và tiểu phẫu da, cùng chứng chỉ ứng dụng Laser và ánh sáng trong Da liễu.
Trong suốt 18 năm qua, bác sĩ đã thành công tư vấn và điều trị các vấn đề về da cho hơn 10,000 khách hàng ở độ tuổi khác nhau. Với nền tảng chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm thực tế lâu năm, bác sĩ Nguyễn Quốc Huy đảm nhận vai trò tư vấn nội dung liên quan đến Da liễu như chăm sóc da an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp.