Cắt môi bé bị hỏng phải làm sao? Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

cắt môi bé bị hỏng

Cắt môi cô bé dường như không còn mới lạ với các chị em phụ nữ. Đây là phương pháp giúp “tái sinh” cô bé để các nàng được thoải mái và tự tin hơn khi sinh hoạt vợ chồng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, một trong số đó là rủi ro cắt môi bé bị hỏng. Vậy tạo hình môi bé bị hỏng phải làm sao? Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là gì? Theo dõi ngay bài viết để biết chi tiết nhé!

1. Cắt môi bé bị hỏng là gì?

Cắt môi bé bị hỏng được hiểu nôm na là tiểu phẫu khắc phục tình trạng vùng kín bị chùng nhão, chảy xệ và bị thâm sạm nhưng để lại một số biến chứng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần mô thừa, da nhăn nheo ở môi cô bé và sau đó tái tạo lại cấu trúc cũng như chức năng của cô bé.

cắt môi bé bị hỏng phải làm sao
Cắt môi bé bị hỏng là gì?

Phương pháp này được đánh giá là thủ thuật cải thiện vùng kín ít có rủi ro và biến chứng trong khi thực hiện. Tuy nhiên, cũng sẽ có một vài ngoại lệ với các biến chứng cắt môi cô bé bị hỏng, không như mong muốn.

Cắt môi bé được xem là bị hỏng khi gặp một trong các tình trạng như sẹo phì đại, thủng, coin slot (khe đồng tiền), webbing và mismatch sắc tố.

>> Xem thêm: Cắt môi bé có ảnh hưởng gì không?

2. Biến chứng sau tạo hình cắt môi bé

Biến chứng phổ biến nhất khi thực hiện kỹ thuật cắt thẳng và cắt wedge (cắt hình V) chắc chắn phải kể đến việc tách mép và bục chỉ vết mổ. Đây là biến chứng dễ xảy ra ở trường hợp bệnh nhân bị béo phì và hay hút thuốc.

Tách mép và bục chỉ thường xảy ra ở đường mép xa của đường khâu hay còn gọi là bờ tự do. Nguyên nhân là do có thể khi phẫu thuật bác sĩ cắt quá cụt hoặc cắt không vào đúng vị trí khiến cho đường khâu phải chịu lực và dẫn tới biến chứng mép.

Khoảng thời gian biến chứng xảy ra là 6 – 8 tuần sau khi thực hiện phẫu thuật. Triệu chứng rõ ràng nhất là đường bờ viền không mềm mại, bị cụt và biến dạng hình mũ âm vật.

cắt môi bé bị hỏng là gì
Biến chứng sau tạo hình cắt môi bé bị hỏng

Bên cạnh đó, biến chứng khác cũng xảy ra khi thực hiện kỹ thuật wedge đó là biến chứng webbing. Đây là tình trạng 2 bên môi bé hợp nhất ở mép môi sau, gây khó chịu và có cảm giác bị cọ xát do lỗ âm đạo đã bị hẹp.

Biến chứng thủng cũng là một trong những biến chứng đặc biệt cần chú ý vì rất hay xảy ra. Biến chứng này thường xuất hiện ở vị trí đầu và dọc theo đường khâu đóng khi thực hiện chữ V. Nguyên do là vì vết khâu quá chặt làm tắc mạch, do đó cần phải thắt các mối chỉ khâu lỏng vừa đủ để hai mép môi bé áp sát vào nhau, hạn chế gây áp lực lên đường khâu.

Cuối cùng, biến chứng mismatch sắc tố cũng thuộc dạng biến chứng liên quan đến kỹ thuật wedge. Tình trạng này làm biến đổi sắc tố đột ngột hoặc dải sắc tố trên bề mặt da vùng kín bị hình thành sau phẫu thuật. Tuy nhiên, biến chứng này vẫn có thể tự hết nhưng sẽ trong vòng 6 đến 12 tháng.

biến chứng sau tạo hình cắt môi bé
biến chứng sau tạo hình cắt môi bé bị hỏng

>> Xem thêm: Cắt môi bé có để lại sẹo không? 3 Cách phòng tránh sẹo

3. Dấu hiệu nhận biết cắt môi cô bé bị hỏng

Dưới đây, Linh Anh sẽ chia sẻ dấu hiệu nhận biết cắt môi bé bị hỏng cho các chị em tìm hiểu:

  • Cắt môi bé không đều;
  • Cắt môi bé quá ngắn hoặc quá dài;
  • Nhiễm khuẩn sau khi cắt môi bé;
  • Môi bé bị sưng tấy, mưng mủ, chảy máu không ngừng;
  • Xuất hiện sẹo thẩm mỹ;
  • Vết khâu phẫu thuật nham nhở;
  • Khu vực vùng kín bị tụ máu bầm;
  • Không có cảm giác khi chạm vào vùng kín khi “yêu”.
biến chứng cắt môi bé
Dấu hiệu nhận biết cắt môi cô bé bị hỏng

4. Nguyên nhân gây ra việc cô bé bị hỏng sau phẫu thuật

Cắt môi cô bé không được xem là một thủ thuật phức tạp và ít xảy ra rủi ro, tuy nhiên trên thực tế, vẫn sẽ có một số trường hợp làm cắt môi bé bị hỏng. Vậy nguyên nhân là do đâu?

  • Cơ sở nơi thực hiện thẩm mỹ không uy tín, chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ Y tế.
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế trong quá trình phẫu thuật không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
  • Bác sĩ phẫu thuật không đủ kinh nghiệm chuyên môn.
  • Kỹ thuật cắt môi bé không được thực hiện theo chuẩn quy trình Bộ Y tế nên gây ra tình trạng môi bé không cân đối.
  • Không vô trùng kỹ khi làm phẫu thuật.
  • Thực hiện sai các hướng dẫn hậu phẫu thuật.
review cắt môi bé
Nguyên nhân gây ra việc cắt môi bé bị hỏng sau phẫu thuật

5. Cắt môi bé bị hỏng phải làm sao?

Trường hợp nếu không may gặp phải tình trạng cắt môi bé bị hỏng thì các chị em cần làm gì, lưu ý những gì? Các nàng không cần phải quá lo lắng vì chỉ cần khắc phục kịp thời và xử lý tốt thì sẽ không để lại di chứng cao. Cách khắc phục cụ thể như sau:

  • Trường hợp mức độ nhẹ: Bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Trường hợp mức độ nặng: Bác sĩ sẽ thăm khám trước và đưa ra đánh giá đúng cùng phương án điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh sửa lại cô bé bằng phương pháp can thiệp sâu. Sau đó, các bạn cần nghe theo chỉ định hậu phẫu và thực hiện đúng để nhanh hồi phục.

Do đó, để tránh việc cắt môi cô bé bị hư hỏng thì các bạn nên tìm hiểu và lựa chọn kĩ cơ sở thực hiện và bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng cắt môi bé bị hỏng để các chị em tìm hiểu và lưu ý nếu như có ý định thực hiện. Linh Anh hy vọng bài viết này đủ để giải đáp thắc mắc của chị em. Tiếp tục theo dõi Thẩm mỹ viện Quốc tế Linh Anh để không bỏ qua các bài viết quan trọng về làm đẹp nhé!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ

  • CS1: Số 398 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10
  • CS2: Số 277 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3
  • CS3: Số 672A18 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • Xem thêm các chi nhánh khác

Hotline: 0906 933 888

Website: thammylinhanh.vn

Giờ mở cửa: 8h – 20h (T2 – CN)

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.

NHẬN TƯ VẤN NGAY