Sau khi tẩy nốt ruồi, việc chăm sóc và kiêng cữ có tác động lớn đến quá trình phục hồi vết thương. Nếu không thận trọng, vị trí tẩy nốt ruồi có thể trở nên viêm nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện vết sẹo lõm lớn. Kiêng cữ trong chế độ ăn uống rất quan trọng tới quá trình lành vết thương, vậy tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không? Những thực phẩm cần kiêng? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không?
Mì tôm là món ăn yêu thích của nhiều người, bởi mùi thơm hấp dẫn, hương vị cực cuốn và thời gian chế biến nhanh chóng. Tuy nhiên sau tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không, các bác sĩ khuyên rằng sau khi tẩy nốt ruồi, nên hạn chế ăn mì tôm cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
Nguyên nhân là trong mì tôm chứa một số chất phụ gia, bột mì và dầu ăn,… Tất cả đều không tốt cho quá trình lành vết thương.
2. Sau tẩy nốt ruồi cần kiêng mì tôm bao lâu?
Thường thì sau khi tẩy nốt ruồi bạn nên kiêng ăn mì tôm trong khoảng 7 – 14 ngày cho đến khi các lớp da đã bong tróc hết và da non bắt đầu hình thành.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên kiêng ăn mì tôm trong khoảng 1 tháng sau khi tẩy nốt ruồi, khi đó vết thương đã hoàn toàn ổn định.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe, vì vậy dù không tẩy nốt ruồi, bạn nên hạn chế việc tiêu thụ mì gói quá nhiều và liên tục trong thời gian dài.
3. Các thực phẩm cần kiêng sau khi tẩy nốt ruồi
Ngoài vấn đề về tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không, bạn cũng cần chú ý tẩy nốt ruồi kiêng gì. Một số thực phẩm khác cũng cần kiêng sau khi tẩy nốt ruồi đó là:
3.1 Kiêng thịt bò, thịt gà
Thịt gà và thịt bò được coi là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đối với những người có vết thương hở như sau khi tẩy nốt ruồi, nên kiêng ăn loại thực phẩm này.
Thịt bò chứa nhiều protein có thể kích thích quá trình phát triển tế bào quá mức tại vùng vết thương. Điều này có thể tạo ra sẹo lồi và làm màu da tại khu vực đó trở nên tối màu, gây mất thẩm mỹ.
Tương tự, việc ăn thịt gà cũng có thể gây viêm và ngứa, đặc biệt khi ăn cả phần da gà. Để không làm gián đoạn quá trình chữa trị, nên kiêng ăn thịt gà và bò cho đến khi vết thương đã hoàn toàn lành.
3.2 Không nên ăn hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,… thuộc danh sách những thực phẩm có khả năng gây kích ứng đến vùng da đang có vết thương. Lý do là vì trong hải sản chứa nhiều Protein, khi vết thương bị hở sẽ kích thích tế bào phát triển nhanh hơn, từ đó dẫn đến tình trạng gây ra sẹo lồi ở da.
Mặc khác, một số người có cơ địa dễ bị mẩn đỏ, ngứa khiến bạn cảm thấy muốn gãi ngứa và chạm vào vùng da đó, dẫn đến việc làm tróc lớp màng bảo vệ bên ngoài.
3.3 Kiêng ăn đồ nếp
Gạo nếp thường có tính nóng, dẫn đến làm chậm quá trình lành lại vết thương. Ngoài ra, trong trường hợp xấu hơn, gạo nếp có thể gây sưng mủ, viêm nhiễm và gây đau cao hơn bình thường, từ đó rất dễ hình thành sẹo lồi về sau.
3.4 Không ăn rau muống
Sau khi tẩy nốt ruồi, ngoài việc kiêng mì tôm bạn cần kiêng ăn rau muống, vì rau muống có khả năng kích thích tăng collagen phát triển có thể gây sẹo lồi tại vết thương hở, gây mất thẩm mỹ sau này.
3.5 Kiêng nên ăn trứng
Trong trứng chứa hàm lượng protein và collagen cao, và việc tiêu thụ nhiều trứng sau khi tẩy nốt ruồi có thể kích thích quá trình phát triển tế bào mô và da ở vùng thương tổn, và quá trình này có thể trở nên mất kiểm soát, dẫn đến tình trạng sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
4. Những loại thực phẩm nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi nên ăn gì, cần phải có chế độ chăm sóc đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh để lại sẹo hay những biến chứng không mong muốn về sau.
- Các thực phẩm giàu vitamin A: Bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc,…
- Các thực phẩm dồi dào vitamin C: Cam, bưởi, bông cải xanh,…
- Các thực phẩm chứa vitamin E: Hạnh nhân, rau bina, cá hồi,…
- Thực phẩm nhiều kẽm: Nấm, hạt khô,…
- Thực phẩm giàu omega 3: Hạt chia, quả óc chó, cá trích,…
- Duy trì uống 2-3 lít nước mỗi ngày để đẩy mạnh sự trao đổi chất giúp mau lành vết thương.
5. Cách chăm sóc da sau tẩy nốt ruồi để nhanh phục hồi
Sau khi tẩy nốt ruồi, nhiều người cảm thấy bất tiện vì cần thực hiện băng bó, vệ sinh và tuân thủ kiêng cữ ít nhất 7 ngày để cho vết thương phục hồi hoàn toàn. Đối với những người có cơ địa đặc biệt, thường mất nhiều thời gian hơn để vùng da lành hẳn.
Bạn nên tham khảo những bí quyết chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi giúp đạt hiệu quả thẩm mỹ cao và hạn chế tình trạng sẹo lồi gây mất thẩm mỹ:
- Vệ sinh và thay băng gạc 2 lần/ngày cho vết thương.
- Thoa thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Không đưa tay lên sờ, chạm, gãi hoặc tự bóc vảy.
- Tránh để vết thương dính nước trong 24h sau khi tẩy nốt ruồi.
- Hạn chế sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của da.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C, E, A, chất xơ, chất chống oxy hóa, đặc biệt trong rau củ, hoa quả tươi.
- Hạn chế tiếp xúc da với ánh sáng mặt trời.
- Tránh bơi và tắm biển trong 10 ngày đầu sau khi tẩy nốt ruồi.
>> Xem thêm: Tẩy nốt ruồi kiêng nước trong bao lâu để đảm bảo hiệu quả?
6. Một số thắc mắc cần biết khác sau khi tẩy nốt ruồi
Ngoài thắc mắc về “tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không?” còn có những vấn đề xoay quanh chủ đề tẩy nốt ruồi, một số thắc mắc được nhiều người quan tâm là:
6.1 Tẩy nốt ruồi có được ăn bún không?
Bún được làm từ bột gạo, là một nguyên liệu lành tính đối với vết thương. Và đặc biệt lượng vitamin và khoáng chất có trong bún có tác dụng tăng cường đề kháng đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
Tuy nhiên, có một số món có sự kết hợp với các loại thực phẩm khác như bò, gà, cua, tôm, mực,… Do đó, để đảm bảo vết thương hồi phục nhanh chóng, bạn nên chọn ăn những món bún không chứa các loại thực phẩm mà đã được đề cập trong nội dung trên để kiêng.
6.2 Tẩy nốt ruồi có được ăn cơm không?
Cơm là món ăn chính hàng ngày của người Việt Nam. Sau khi tẩy nốt ruồi bạn vẫn có thể ăn cơm, vì cơm được nấu từ gạo và không ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
Tuy nhiên, nên tránh ăn cơm kết hợp với các món khác như thịt heo kho, cá kho, thịt bò xào, gà kho, thịt vịt kho gừng, rau muống xào,… Do đó, khi ăn cơm, hãy lựa chọn các món không nằm trong danh sách các thực phẩm kiêng sau khi tẩy nốt ruồi.
6.3 Tẩy nốt ruồi có được ăn hủ tiếu không?
Hủ tiếu cũng tương tự như bún cũng được làm từ bột gạo. Vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn có thể ăn hủ tiếu như bình thường.
Tuy nhiên, khi ăn hủ tiếu, bạn nên chọn các món hủ tiếu có topping từ thịt heo, thay vì những loại topping khác như tôm, mực, bò viên,… Điều này nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương.
6.4 Tẩy nốt ruồi có được ăn xúc xích không?
Sau khi tẩy nốt ruồi bạn vẫn có thể ăn xúc xích, nhưng chỉ nên chọn xúc xích làm từ thịt heo. Tránh ăn xúc xích được làm từ thịt bò có thể ảnh hưởng tới vết thương.
Vậy bạn có thể nắm được thông tin về tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không và những thực phẩm cần kiêng từ bài viết trên. Nếu bạn còn băn khoăn về cách chăm sóc hậu xóa mụn ruồi bạn có thể liên hệ với Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh qua Hotline 0906 933 888 nhé.
Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.
Robert Nguyễn là Tham vấn Y khoa chuyên cố vấn kiến thức và kiểm duyệt nội dung. Ông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị da thành công cho hàng triệu phụ nữ trong và ngoài nước.