Môi giật là tình trạng môi rung lên hoặc co giật đột ngột khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng môi giật? Hãy cùng Linh Anh tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể hơn nhé!
1. Hiện tượng môi giật là như thế nào?
Môi giật là hiện tượng môi trên, dưới cử động nhanh hoặc có cảm giác co giật mặc dù không làm gì cả. Tình trạng môi rung giật sẽ tạo cảm giác khó chịu và không thể phớt lờ được, thông thường môi giật chủ yếu là do sự kết nối sai lệch giữa các dây thần kinh môi và các vùng cơ mà nó kiểm soát.
Hiện tượng môi giật có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, bên cạnh đó một vài trường hợp khi môi giật còn kèm theo cảm giác tê liệt, co cứng lặp đi lặp lại hoặc xuất hiện cảm giác mạch đập ở môi.
2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra môi giật
Trên thực tế, hiện tượng môi giật là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:
- Say Cafein: Khi sử dụng nhiều chất có chứa hàm lượng cafein cao sẽ gây cảm giác hưng phấn, thậm chí là co giật. Cafein thường có nhiều trong cà phê, trà và nước giải khát nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ xuất hiện dấu hiệu môi giật, mất ngủ, run tay, lo lắng hay nhịp tim bất thường,… Vì vậy để giảm tình trạng môi giật bạn nên giảm tiêu thụ cafein mỗi ngày.
- Thiếu Kali: Một số trường hợp môi co giật là do thiếu Kali trong cơ thể, do đó để hạn chế tình trạng môi giật bạn nên bổ sung đủ dưỡng chất Kali và không sử dụng thực phẩm làm giảm Kali trong cơ thể.
- Do thuốc: Các loại thuốc như Steroid và Estrogen có thể gây ra hiện tượng co giật, do đó nếu xuất hiện các dấu hiệu này thì bạn nên tìm bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc khác tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Căng thẳng và mệt mỏi: Trường hợp cơ thể quá mệt mỏi và căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân làm môi giật. Vì vậy, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách yoga hoặc thiền định để cơ thể được thư giãn.
- Chất gây nghiện: Sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện như ma túy, rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến môi bị cơ giật.
- Chứng liệt mặt: Không ít trường hợp môi co giật là do bị chứng liệt mặt bẩm sinh vì hội chứng này sẽ khiến cơ mặt bị yếu đi và tê liệt.
- Chứng co giật nửa mặt: Thông thường hiện tượng co giật nửa mặt là do dây thần kinh điều khiển cơ mặt bị kích ứng, vì vậy nếu mắc phải tình trạng này thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và gợi ý phương pháp điều trị phù hợp.
- Chấn thương: Các dây thần kinh điều khiển cơ mặt bị tổn thương do chấn thương nặng trong quá khứ sẽ khiến môi bị co giật.
- Thiếu Hormon: Nguyên nhân gây co giật môi có thể là do cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, suy tuyến cận giáp hoặc do tuổi tác quá cao, do đó bạn có thể bổ sung thêm hormon cũng như dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để cải thiện tình trạng môi co giật.
- Hội chứng Tourette: Thông thường hội chứng này sẽ khiến môi bị co giật liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần, thậm chí không thể kiểm soát.
- Bệnh Parkinson: Ngoài tình trạng run rẩy tay và chân thì bệnh parkinson còn làm môi bị co giật mất kiểm soát. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh này, tuy nhiên bạn có thể cải thiện bằng cách bổ sung dưỡng chất kết hợp thể dục thể thao mỗi ngày.
- Xơ cứng động mạch hoại tử (ALS): Co giật môi còn có thể là do xơ cứng động mạch hoại tử ảnh hưởng đến dây thần kinh, những người có ALS thì thường các dây thần kinh sẽ bắt đầu chết đi dẫn đến tình trạng nhược cơ và co giật môi.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị ALS nhưng bạn có thể tham khảo một số loại thuốc đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt giúp làm chậm quá trình thoái hóa.
>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở môi trên dưới của nam nữ chi tiết
3. Môi bị giật báo hiệu điềm gì?
Trên quan niệm về tâm linh, một số người cho rằng hiện tượng môi giật là điềm báo hoặc hiện tượng nào đó sắp được diễn ra trong thời gian tới. Vậy môi giật báo hiệu điềm gì? Dưới đây là những thông tin chi tiết.
3.1 Bị giật môi bên trái là điềm gì?
Giật môi bên trái thường là báo hiệu trong tương lai bạn sẽ gặp phải vấn đề về sức khỏe và tài chính. Trên thực tế, bị giật môi bên trái không phải là điềm tốt hay xấu tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý về tài chính, chi tiêu bản thân cũng như chú ý đến tình trạng sức khỏe hơn.
Tốt nhất bạn không nên đầu tư tài chính hoặc “rót” quá nhiều tiền vào kinh doanh mà hãy quản lý tốt chi tiêu cũng như đầu tư cho sức khỏe của mình.
3.2 Bị giật môi bên phải là điềm gì?
Môi giật bên phải là điềm báo trong thời gian tới người thân ở gần có đám tiệc lớn như đám hỏi, đám cưới,… Ngoài ra, một số trường hợp bị giật môi bên phải còn là báo hiệu sắp được gặp lại người thân ở xa đã lâu chưa gặp lại.
3.3 Môi trên bị giật là tốt hay xấu?
Môi trên bên trái bị giật là xấu, đây là báo hiệu về tình hình tài chính của bản thân trở nên không ổn định. Do đó bạn cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về chi tiêu và các quyết định tài chính trong thời gian tới.
Môi trên bên phải bị giật là tốt, đây là báo hiệu về một số sự kiện quan trọng sắp được diễn ra trong gia đình hoặc người thân, có thể bạn sẽ được gặp gỡ lại người thân xa cách đã lâu.
3.4 Môi dưới giật là điềm gì?
Môi dưới bên trái giật là điềm báo hiệu về con đường công danh sự nghiệp có chuyển đổi tích cực, trong tương lai bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến và tài lộc dồi dào. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định để tránh sai phạm không mong muốn.
Môi dưới bên phải giật là báo hiệu bạn sẽ được quý nhân phù trợ trong sự nghiệp có thể là từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp hoặc đối tác giúp công việc trở nên thuận lợi và phát triển vượt bậc.
Ngoài ra, hiện tượng này còn là dấu hiệu bạn sắp có được mối quan hệ bạn bè chất lượng.
3.5 Môi bị giật theo giờ
Một số trường hợp môi giật theo giờ mà không phải là bất chợt sẽ mang điềm báo khác nhau trong mỗi khung giờ khác nhau. Dưới đây là luận giải cụ thể về thời gian môi bị giật theo giờ mà bạn có thể tham khảo:
- Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng: Đây là báo hiệu liên quan đến về vấn đề tài chính tiền bạc của gia đình đang xảy ra tranh chấp phân chia tài sản.
- Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng: Điềm báo sắp được đoàn tụ cùng người thân trong gia đình.
- Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng: Đây là dấu hiệu gia đình xảy ra mâu thuẫn gay gắt trong tương lai, có thể là do hiểu lầm dẫn đến tranh cãi mất lòng nhau vì chuyện nhỏ nhặt.
- Từ 5 giờ sáng 7 giờ sáng: Điềm báo bạn bè của bạn đang cần sự hỗ trợ, chia sẻ hoặc lời khuyên từ bạn.
- Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng: Nếu môi giật trong thời gian này thì đây chính là lời nhắc nhở bạn nên cẩn thận khi tham gia giao thông để tránh xảy ra tình huống không mong muốn.
- Từ 9 giờ đến 11 giờ trưa: Thông thường đây là cảnh báo về việc người thân hoặc bạn bè đang gặp khó khăn rất cần sự trợ giúp, lời khuyên từ bạn.
- Từ 11 giờ đến 1 giờ chiều: Đây là điềm báo bạn cần thân thiện hơn với đồng nghiệp và mọi người xung quanh để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tạo nhiều cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp.
- Từ 1 giờ đến 3 giờ chiều: Đây là dấu hiệu bạn sắp gặp được điều may mắn trong cuộc sống hoặc cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
- Từ 3 giờ đến 5 giờ chiều: Báo hiệu vận may sắp đến, đón nhận nhiều tài lộc có thể là trúng số độc đắc hoặc công việc thăng tiến nhanh chóng.
- Từ 5 giờ đến 7 tối: Điềm báo sắp gặp khó khăn về tài chính, thất thoát nhiều tiền bạt.
- Từ 7 giờ đến 9 giờ tối: Dấu hiệu gia đình hoặc trong họ sắp chào đón thêm một thành viên mới.
- Từ 9 giờ đến 11 giờ tối: Báo hiệu vận may sắp đến có nhiều cơ hội thành công lớn trên cả tình duyên lẫn sự nghiệp.
4. Phải làm gì khi môi bị co giật?
Khi gặp phải tình trạng môi giật bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để hạn chế triệu chứng khó chịu này, cụ thể như:
- Giảm căng thẳng: Có thể nói đây là nguyên nhân phổ biến khiến môi co giật, vì vậy bạn nên thường xuyên thiền định, yoga hay tập thể dục để cơ thể được thư giãn.
- Bổ sung Kali: Khá nhiều trường hợp môi giật là do thiếu chất Kali trong cơ thể, do đó bạn cần bổ sung dưỡng chất này mỗi ngày từ các thực phẩm giàu như Cam, khoai lang, chuối,…
- Nghỉ ngơi đủ giấc: Trường hợp thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể căng thẳng và môi bị co giật. Do đó, phương pháp giúp cải thiện môi giật được nhiều người ứng dụng chính là ngủ đủ giấc và xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Nếu trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhưng bạn nghi ngờ do thuốc này khiến môi bị co giật thì có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ để được thay đổi thuốc khác phù hợp hơn.
- Hạn chế uống rượu, bia và sử dụng cafein: Một trong những cách để giảm tình trạng môi giật chính là bạn nên giảm tiêu thụ cafein và thuốc lá mỗi ngày.
Bên cạnh đó, nếu áp dụng các phương pháp trên nhưng vẫn không thuyên giảm tình trạng môi giật thì bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bài viết là giải đáp về tình trạng môi giật và một số phương pháp giảm bớt tình trạng co giật ở môi, hy vọng qua đó bạn đã hiểu rõ hơn về trường hợp này. Đừng quên theo dõi Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh để không bỏ lỡ những bài viết hay và hấp dẫn mỗi ngày bạn nhé!
Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.
Như Hảo đang đảm nhận vị trí Chuyên viên Phun xăm tại Linh Anh chi nhánh Bình Dương và là Chuyên viên tư vấn nội dung các bài viết liên quan đến lĩnh vực phun xăm mày – môi – mí.