Giải đáp: Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện?

khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện

Việc đi đại tiện hay tiểu tiện là những hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể khi có nhu cầu. Tuy nhiên, đối với các sản phụ sau khi đẻ thường điều này gặp một số khó khăn. Để giải đáp thắc mắc khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? Cách cải thiện tình trạng khó đi đại tiện sau sinh như thế nào? Hãy cùng Phòng khám thẩm mỹ Linh Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? Bao lâu thì vết thương lành?

Những ngày đầu tiên sau khi sinh, vết khâu tầng sinh môn sẽ bị sưng và đau. Để giảm bớt các triệu chứng này chị em cần chú ý quan tâm đến vệ sinh vết khâu đúng cách. Hơn nữa, vấn đề sau khi khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được nhiều chị em quan tâm.

1.1 Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện?

Theo các bác sĩ, thông thường sau sinh khoảng từ 2 – 8 giờ sản phụ có thể đi tiểu. Đối với việc đi đại tiện thì sau khi khâu tầng sinh môn từ 2 – 3 ngày, mẹ có thể đi vệ sinh nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, nên hạn chế việc đi đại tiện và nên đi chậm hơn để tránh tác động đến vết khâu.

Khi vết khâu tầng sinh môn còn mới, việc đi vệ sinh có thể gây đau rát và khó khăn hơn bình thường. Hơn nữa, nhiều sản phụ có tình trạng táo bón sau sinh, dẫn đến việc đi vệ sinh gây áp lực lớn đến tầng sinh môn và gây ra các vấn đề như: bung chỉ, đau, chảy máu khiến vết thương lâu lành.

Vì vậy, các sản phụ chú ý khi mới sinh xong không nên đi vệ sinh ngay vì dễ dẫn đến hiện tượng băng huyết, đặc biệt là khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ sau sinh.

khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện?

1.2 Khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Khi sinh thường bác sĩ đã thực hiện rạch tầng sinh môn hướng 7h bằng kéo phẫu thuật, vết rạch tầng sinh môn dài từ 2 – 4cm. Thông thường, sau 2 – 4 tuần vết khâu tầng sinh môn sẽ có dấu hiệu liền da. Tuy nhiên do vết khâu nằm ở vị trí thường xuyên ẩm ướt và dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài nên mất thời gian khoảng 2 – 3 tuần.

Ngoài ra, thời gian lành còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, kỹ thuật của bác sĩ thực hiện và chế độ chăm sóc sau sinh. Hầu hết chỉ khâu tầng sinh môn sẽ tự mất từ 2 – 12 tuần tuỳ thuộc vào loại chỉ.

Bạn có thể xem: Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để nắm rõ những thông tin cần thiết và chăm sóc bản thân tốt hơn.

2. Tại sao không nên đi vệ sinh ngay sau khi sinh thường?

Sau khi sinh thường, phần đáy chậu tầng sinh môn đã bị tổn thương. Bởi vậy, sau khi vượt cạn thành công, sản phụ không nên đi vệ sinh ngay để tránh làm viêm nhiễm, tổn thương vết rạch hay tác động làm cho vùng đáy chậu bị nhiễm trùng, nhất là việc đi đại tiện.

Các mẹ cần biết vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện bình thường để chủ động hơn và không lo ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo các bác sĩ, khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ sau sinh là thời điểm nguy hiểm, sản phụ nên hạn chế nhu cầu đi vệ sinh.

Do đó, các bác sĩ thường dặn dò sản phụ không nên ăn uống trong thời gian 4 tiếng trước khi sinh. Việc làm này giúp hệ tiêu hóa sẽ sạch hơn và quá trình sinh diễn ra thuận lợi hơn, không bị són tiểu sau sinh

3. Sản phụ sau sinh khó đi đại tiện – nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Bên cạnh các thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện, thì nhiều sản phụ sau sinh gặp tình trạng khó đi đại tiện. Táo bón đã gây ra các cảm giác không thoải mái và còn ảnh hưởng trực tiếp đến vết khâu, đặc biệt khi cơ thể đang dần hồi phục sau quá trình sinh nở.

3.1 Nguyên nhân khó đi đại tiện sau sinh do đâu?

Nhiều sản phụ cảm giác khó đi đại tiện sau sinh thường do nhiều nguyên nhân như:

  • Hormone progesterone trong quá trình thai kỳ đã làm giảm tần suất co thắt ruột. Các chất dinh dưỡng và chất lỏng được hấp thụ mạnh mẽ, làm cho quá trình xử lý chất thải trong ruột chậm hơn. Sau sinh, lượng chất thải này bị ứ đọng lại và khó đào thải ra ngoài.
  • Trong quá trình chuyển dạ, hệ tiêu hoá của sản phụ hoạt động chậm hơn. Cùng với các tác dụng của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nên quá trình chuyển hoá các chất thải trở nên khó khăn hơn.
  • Trong suốt quá trình thai kỳ, tử cung phụ nữ tăng kích thước liên tục, làm cho các cơ quan đường ruột, cơ quan tiêu hoá bị giãn nở theo, mất khả năng co bóp. Lúc này, nhu động ruột hoạt động yếu hơn, làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng.
  • Ngoài ra còn do chế độ ăn uống của sản phụ không hợp lý, ăn ít rau xanh và trái cây dẫn đến táo bón kéo dài.
  • Vết rạch tầng sinh môn gây đau đớn đã cản trở quá trình đi đại tiện.

3.2 Biến chứng của tình trạng khó đi ngoài, táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh có thể được xem là một bệnh lý, nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các mẹ bỉm, gây trở ngại cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Khi tình trạng táo bón kéo dài, sẽ xuất hiện các biến chứng khác xen kẽ như: táo bón xen kẽ tiêu chảy, phân có máu,..Trĩ là biến chứng thường gặp nhất khi tình trạng khó đi ngoài diễn ra trong thời gian dài.

Nguyên nhân trực tiếp do quá trình gắng sức thải các khối phân cứng, làm tác động trực tiếp gây sung huyết tại các tĩnh mạch vùng trực tràng và dẫn đến bệnh trĩ. Căn bệnh trĩ mang đến nhiều bất lợi trong sinh hoạt thường ngày và có thể dẫn đến xuất huyết nếu không phát hiện kịp thời.

khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? – Biến chứng của tình trạng khó đi ngoài

3.3 Cải thiện tình trạng táo bón sau sinh như thế nào?

Sau khi giải đáp được thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được, nhiều chị em còn gặp phải tình trạng táo bón sau sinh cần tìm cách khắc phục.

Để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả, các bác sĩ chuyên khoa sản đã chỉ ra những chú ý trong sinh hoạt hằng ngày cũng như những thực phẩm cần tăng cường trong thực đơn hằng ngày như:

  • Bổ sung thêm chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hoá, kích thích nhu động ruột làm phân mềm hơn
  • Uống nhiều nước để kích thích quá trình lưu thông máu, thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin như D, A các loại canxi, kẽm, sắt,…
  • Vận động thường xuyên để tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp chất thải tích tụ lâu ngày dễ đào thải ra ngoài.
  • Tập đi vệ sinh chậm và thường xuyên, không ngồi quá lâu tránh tạo áp lực lên tĩnh mạch. Khi đi vệ sinh, chị em nên ngồi tư thế thẳng để hỗ trợ trực tràng và giúp chất thải được đẩy ra ngoài nhiều hơn

Ngoài ra, chị em nên kiểm tra sức khoẻ sau sinh để phòng tránh gặp các bệnh lý xảy ra. Là điều cần thiết nếu muốn đi đại, tiểu tiện dễ dàng sau sinh.

>> Xem thêm: Giải đáp: Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?

4. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để nhanh lành

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường là điều vô cùng cần thiết, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, giảm đau và giúp vết khâu nhanh lành.

khâu tầng sinh môn có đi đại tiện được không
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? – Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
  • Những ngày đầu sau sinh hầu hết chị em đều cảm thấy đau và khó chịu tại vị trí vết khâu. Sản phụ có thể dùng miếng gạc hoặc túi để chườm lạnh vết thương giúp giảm sưng và đau. Chú ý tránh để đá lạnh chườm trực tiếp lên vết thương hay vùng da xung quanh.
  • Trường hợp các cơn đau dữ dội có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau.
  • Vệ sinh vị trí vết khâu đều đặn ngày 2 – 3 lần và sau khi đi vệ sinh, nên sử dụng nước ấm hoặc betadine pha loãng để rửa vết thương. Ngoài ra, để thuận tiện bạn có thể sử dụng vòi sen hoặc dội rửa nhẹ nhàng, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Tuyệt đối không nên thụt rửa sâu bên trong vùng kín.
  • Mặc quần rộng rãi, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, có thể sử dụng loại quần nhỏ dùng 1 lần.
  • Kiêng quan hệ hoàn toàn sau sinh cho đến khi vết thương lành hẳn
  • Có thể lót vải mềm hoặc sử dụng đệm hơi để giảm đau khi ngồi lâu
  • Cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu và có tác dụng nhuận tràng, nhằm tránh được tình trạng táo bón sau sinh
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, vết khâu mau lành, và có đủ nguồn sữa cho bé.
  • Khi gặp trường hợp khó khăn trong việc đi tiểu, đại tiện bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, làm mềm phân.
  • Nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, để tăng tuần hoàn máu đến tầng sinh môn, giúp vết thương mau lành hơn
  • Kết hợp xông hơi vùng kín với các loại thảo dược lành tính, giúp chị em giảm những cơn đau rát khó chịu và giúp sát khuẩn bộ phận sinh dục.

Khi xuất hiện các dấu hiệu khác thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Để đảm bảo sức khỏe sau sinh được tốt nhất, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện bình thường. Tuỳ vào những trường hợp khác nhau mà bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

5. Vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Nhiều chị em khi sinh thường hay đặt vấn đề vì sao phải rạch tầng sinh môn và khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện lại bình thường. Theo các bác sĩ phụ khoa, khi sinh thường tầng sinh môn sẽ giãn nở tự nhiên để em bé dễ dàng chui ra ngoài. Tuy nhiên, trường hợp đầu em bé quá to làm cho quá trình vượt cạn khó khăn hơn, nếu mẹ cố gắng rặn sẽ tạo nên một áp lực lớn làm rách tầng sinh môn.

sinh thường xong bao lâu đi đại tiện được
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? – Vì sao phải rạch tầng sinh môn

Do đó, khi em bé vừa ló dạng ở cửa mình bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở tầng sinh môn. Lúc này, em bé sẽ dễ dàng chui ra ngoài hơn. Điều này tránh được rủi ro rách tầng sinh môn, tránh được những tai biến như em bé bị ngạt, sang chấn sản khoa,…Cuối cùng, bác sĩ tiến hạnh khâu vết rạch lại bằng chỉ tự tiêu.

Phòng khám thẩm mỹ Linh Anh hy vọng với những chia sẻ về vấn đề vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện trên đây , có thể giúp các mẹ bỉm biết thêm nhiều kinh nghiệm hơn sau khi sinh thường. Hãy thường xuyên theo dõi sức khoẻ để kịp thời xử lý và khắc phục các triệu chứng bất thường.

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.

NHẬN TƯ VẤN NGAY