Người bị mũi lệch ảnh hưởng như thế nào đến tướng số?

mũi lệch

Mũi lệch vách ngăn gây tình trạng nghẹt mũi, khó thở, đồng thời làm mất tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Đây được xem là sự bất thường về cấu trúc mũi, dẫn đến sự thay đổi về hình dáng của mũi và gây ra các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Bài viết dưới đây, Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh chia sẻ đến bạn các nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng mũi lệch vách ngăn này nhé!

1. Mũi lệch vách ngăn là như thế nào?

Mũi lệch vách ngăn được hiểu đơn giản là khi phần vách ngăn của hai bên lỗ mũi bị lệch sang một phía. Điều này làm cho kích thước hai bên lỗ mũi không đồng đều, có một bên sẽ phải chịu đường dẫn khí nhỏ hơn bên còn lại. Không chỉ vậy cấu trúc mũi cũng mũi biến dạng và xiêu vẹo.

lỗ mũi bị lệch
Mũi lệch vách ngăn là như thế nào?

Tình trạng này xảy ra mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây kém thẩm mỹ, làm gương mặt thiếu sự hài hòa. Tuy nhiên, với những ca lệch mũi nghiêm trọng phải cần sự can thiệp của bác sĩ vì có thể gây nên tình trạng bít tắc lỗ mũi làm khó thở.

1.1 Vách ngăn mũi nằm ở đâu?

Vách ngăn mũi là một bộ phận giữ vai trò chia đôi hai bên khoang mũi. Cấu tạo của nó bao gồm: xương, sụn với chiều dài được đo khoảng 8cm, tính khoảng cách từ vòm mũi họng cho đến đầu mũi.

1.2 Lệch vách ngăn mũi có mấy dạng?

Mũi lệch vách ngăn còn có tên gọi khác là vẹo vách ngăn mũi với 4 mức độ lệch mũi lâm sàng như sau:

  • Lệch 1 bên vách ngăn (Lệch hình chữ C): Một bên vách ngăn bị vẹo có kích thước hẹp hơn sẽ có tình trạng nghẹt mũi.
  • Lệch 2 bên vách ngăn (Lệch hình chữ S): Cấu trúc mũi bị vẹo rất nghiêm trọng, vừa vẹo cả bên trái lẫn phải khiến hai lỗ mũi đều có triệu chứng nghẹt.
  • Dày chân vách ngăn: Tình trạng này xảy đến khi chỗ xương ở phần thấp vách ngăn dày hơn so với mức bình thường.
  • Gai vách ngăn mũi: Tình trạng này xảy ra khi phần tiếp giáp giữa sụn và xương của vách ngăn hình thành nên gai. Khi phần gai chạm vào niêm mạc mũi khiến bệnh nhân có biểu hiện đau nhức khó chịu, chảy máu.
mũi lệch vách ngăn
Hình minh họa 4 loại lệch vách ngăn mũi

>> Xem thêm: 25 Cách xem tướng mũi – Đoán vận mệnh, tính cách, tương lai

2. Biểu hiện mũi lệch vách ngăn

Có rất nhiều người gặp tình trạng mũi lệch vách ngăn nhưng bản thân không phát hiện ra. Dưới đây Linh Anh sẽ giúp bạn đưa ra một số dấu hiệu chính chứng tỏ mũi đang bị lệch vách ngăn:

cánh mũi lệch
Lệch vách ngăn mũi gây tắc nghẽn ở lỗ mũi
  • Gặp tình trạng nghẹt mũi, thường bị viêm xoang, viêm mũi ở một hoặc cả hai bên;
  • Chảy nước mũi, thậm chí có người chảy cả máu mũi;
  • Chức năng khứu giác bị suy giảm;
  • Một bên mũi có hiểu hiện khô rát;
  • Khi thực hiện hít vào hay thở ra có cảm giác như tiếng ồn phát ra từ trong lỗ mũi;
  • Với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh nếu mũi lệch vách ngăn thường hơi thở khá to;
  • Ngủ ngáy, đôi lúc có biểu hiện ngưng thở khi bị lệch mũi nặng.

Như chia sẻ, nếu tình trạng mũi lệch vách ngăn chỉ ở mức nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng nếu triệu chứng nặng mà không khắc phục thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề hơn.

Bởi lúc này lỗ mũi trong tình trạng biến dạng dẫn đến việc thu hẹp cả 2 bên đường thở, làm ảnh hưởng đến phổi, cơ quan hô hấp.

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi lệch vách ngăn

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, mũi lệch vách ngăn đến từ một số nguyên nhân chính sau:

sống mũi lệch sang phải
Có nhiều nguyên nhân gây ra mũi lệch vách ngăn
  • Cấu trúc mũi bị lệch bẩm sinh: Thai nhi đã có vách ngăn mũi lệch ngay từ trong bụng mẹ. Khi sinh ra, dấu hiệu này càng thấy rõ ràng hơn so với lúc siêu âm.
  • Mũi gặp nhiều tổn thương: Cấu trúc mũi của trẻ chịu nhiều tổn thương trong quá trình sinh nở. Hoặc với người lớn do gặp chấn thương tai nạn, xô xát, hay khi chơi các môn thể thao mạnh,…
  • Do nhiễm trùng: Vùng mũi gặp tình trạng như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi. Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm mũi thường xuyên dùng tay dụi vào vùng mũi cũng có thể khiến mũi lệch khỏi vách ngăn mũi.
  • Do lão hóa: Khi cơ thể trở nên già nua, hệ thống xương và sụn cũng thay đổi ở mức độ ít nhiều. Đây chính là lý do khiến khuôn mặt của những người già rất khác so với khi còn trẻ, đặc biệt là sống mũi có thể dẫn đến bị lệch vách ngăn.
  • Do phẫu thuật thẩm mỹ không thành công: Nhiều ca phẫu thuật thu gọn cánh mũi hay nâng mũi gặp thất bại, điều này có thể gây ra biến chứng mũi lệch sang một bên vách ngăn.

4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng lệch vách ngăn mũi

Để đưa ra chẩn đoán chính xác về mức độ lệch vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng, khai thác bệnh sử và các triệu chứng. Trong trường hợp lệch nặng và khi có nhiều biến chứng, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau có thể được thực hiện:

  • Sử dụng dụng cụ nội soi tai-mũi-họng chuyên biệt để theo dõi trực tiếp toàn bộ vách ngăn mũi và từ đó đưa ra chẩn đoán về bệnh lý lệch vách ngăn mũi.
  • Chụp X-quang vùng mặt: Kết quả hình ảnh từ chụp X-quang vùng mặt sẽ phản ánh tình trạng lệch vách ngăn ở phần xương.
  • Chụp CT mũi xoang: Phương pháp chụp CT với hình ảnh rõ nét giúp bác sĩ quan sát chi tiết bên trong khoang mũi, bao gồm cả những phần hẹp và sâu nhất của mũi, đồng thời đánh giá tình trạng viêm nhiễm của các xoang do lệch vách ngăn gây ra.

>> Xem thêm: Mũi gồ là gì? Tính cách, vận mệnh người có tướng mũi gồ

5. Biến chứng từ vấn đề lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng vẫn có nhiều người mắc phải tình trạng này mà không chữa trị, điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do lỗ mũi bị biến dạng, làm cho đường thở một hoặc cả hai bên bị hẹp, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tạo điều kiện cho nhiều vấn đề sức khỏe khác:

  • Dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp: Những người có lệch vách ngăn mũi thường trải qua tình trạng mũi chệch sang một bên, làm hẹp lỗ mũi hoặc làm tắc nghẽn lỗ mũi một cách nặng nề, dẫn đến việc dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Viêm họng: Sự nghẹt mũi kéo dài và nhiều khiến người bệnh phải thở bằng miệng, gây ra tình trạng khô miệng.
  • Viêm mũi xoang
  • Chảy máu mũi
  • Ngủ ngáy
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ

6. Làm thế nào để khắc phục tình trạng mũi lệch vách ngăn?

Trường hợp mũi lệch vách ngăn ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì không cần điều trị. Còn trong trường hợp lệch vách ngăn nặng hơn, người bệnh thường xuyên có các triệu chứng như chảy máu cam, nghẹt mũi, viêm xoang thì cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể giúp đưa vách ngăn về đúng vị trí. Hầu hết các trường hợp mũi lệch vách ngăn kèm theo biến chứng (ngáy, viêm xoang, chảy máu cam,…) đều cần điều trị bằng phẫu thuật.

6.1 Dùng thuốc để giảm triệu chứng do lệch vách ngăn mũi gây ra

Sử dụng thuốc điều trị lệch mũi vách ngăn có thể phần nào cải thiện bệnh viêm xoang, nghẹt mũi do phù nề niêm mạc, viêm mũi dị ứng. Theo đó, Bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc kê đơn sau:

cách chữa mũi lệch tại nhà
Dùng thuốc để giảm triệu chứng do mũi lệch vách ngăn
  • Thuốc chứa corticosteroid ở dạng xịt mũi: Nhóm thuốc này có công dụng giảm triệu chứng sưng tấy niêm mạc đường hô hấp và hạn chế tiết dịch mũi.
  • Thuốc có đặc tính co mạch được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi: Những loại thuốc này giúp giảm sưng mô ở mũi, đồng thời còn giúp thông đường thở ở hai bên mũi.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc này được sử dụng để giúp kiểm soát các phản ứng dị ứng ở đường hô hấp với 2 dấu hiệu chính là sổ mũi và nghẹt mũi.

6.2 Biện pháp phẫu thuật vách ngăn

Một số trường hợp lệch mũi nặng, một số người dùng các thuốc trên không có tác dụng tích cực trong việc giảm các triệu chứng khó chịu gây ra do lệch mũi vách ngăn. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để chỉnh sửa vách ngăn mũi lệch.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể được gây mê. Sau đó, nằm nghỉ ngơi, theo dõi tình trạng trong 1- 2 ngày là có thể xuất viện và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

tướng mũi lệch
Biện pháp phẫu thuật được chỉ định trong điều trị mũi lệch do vách ngăn

Sau phẫu thuật chỉnh sửa vách ngăn sẽ thường có triệu chứng nghẹt mũi nhẹ, có thể kéo dài 2 – 3 ngày. Theo đó, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách dùng thuốc xịt mũi và nhỏ mũi nhẹ nhàng, không để quạt hoặc máy lạnh phà trực tiếp vào mặt, đồng thời tránh việc xì mũi mạnh.

Mặc khác, trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật, tránh chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh. Với cơ địa nhanh lành có thể trở lại làm việc, học tập bình thường sau 2-3 ngày.

>> Xem thêm: Mũi dọc dừa là gì? Ý nghĩa tướng số người có mũi dọc dừa

7. Cách phòng tránh lệch vách ngăn mũi

Ngoài yếu tố di truyền bẩm sinh, bạn có thể phòng ngừa tình trạng mũi lệch vách ngăn bằng các biện pháp sau:

cách nhận biết mũi bị lệch
Bảo vệ mũi tránh bị chấn thương.
  • Hạn chế chấn thương ở mũi: Khi tham gia các môn thể dục, thể chất mạnh như bóng đá, bóng chuyền, bóng chày nên đội mặt nạ bảo hiểm để tránh tình trạng bóng có thể va chạm vào mặt. Đồng thời, khi đi xe ô tô nên chú ý đeo dây an toàn.
  • Hạn chế để con chịu tổn thương khi sinh nở: Mũi lệch vách ngăn có thể xảy ra do chấn thương khi sinh con. Trong quá trình sinh nở tự nhiên, mũi và mặt của thai nhi có thể va chạm với xương chậu của mẹ khiến vách ngăn mũi xảy ra tình trạng chấn thương.

Mặc khác, trong giai đoạn sổ thai, việc sử dụng các dụng cụ can thiệp không đúng cách như forcep lấy thai qua âm đạo dễ dẫn đến các tổn thương mũi ở bé.

Trên đây, Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh đã giải đáp các thông tin về tình trạng mũi lệch vách ngăn. Hy vọng, đây là những kiến thức hữu ích giúp bạn có bạn có biện pháp phòng ngừa tình trạng mũi lệch, hạn chế ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên gương mặt. Đón đọc nhiều bài viết khác tại Linh Anh để cung cấp thêm cho mình những kiến thức bổ ích khác nhé!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ

  • CS1: Số 398 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10
  • CS2: Số 277 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3
  • CS3: Số 672A18 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • Xem thêm các chi nhánh khác

Hotline: 0906 933 888

Website: thammylinhanh.vn

Giờ mở cửa: 8h – 20h (T2 – CN)

Phương pháp nâng mũi bán cấu trúc: Ưu điểm và sự khác biệt

Phương pháp nâng mũi bán cấu trúc: Ưu điểm và sự khác biệt

7 Tướng Mũi Xấu khiến cuộc đời Cơ cực, Lận Đận, Nghèo khổ

7 Tướng Mũi Xấu khiến cuộc đời Cơ cực, Lận Đận, Nghèo khổ

Nâng mũi cấu trúc là gì? Ưu, nhược điểm và những điều cần nắm

Nâng mũi cấu trúc là gì? Ưu, nhược điểm và những điều cần nắm

Mũi gãy là do đâu và cách khắc phục thế nào?

Mũi gãy là do đâu và cách khắc phục thế nào?

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nâng mũi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nâng mũi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Nâng mũi silicon: Ưu và nhược điểm của nâng mũi bằng sụn silicon

Nâng mũi silicon: Ưu và nhược điểm của nâng mũi bằng sụn silicon

NHẬN TƯ VẤN NGAY