Sau nâng mũi uống nước dừa được không? Những lưu ý cần biết

nâng mũi uống nước dừa được không

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ giúp thăng hạng nhan sắc được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên để quá trình làm đẹp được nâng cao hiệu quả thì chế độ chăm sóc sau phẫu thuật là một trong những yếu tố quan trọng. Vì vậy, thắc mắc về vấn đề nâng mũi uống nước dừa được không được khá nhiều người quan tâm. Hãy cùng Linh Anh theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc ngay nhé.

1. Giải đáp: Nâng mũi uống nước dừa được không?

Nâng mũi thẩm mỹ là phương pháp tạo hình và chỉnh sửa dáng mũi được chuẩn đẹp, thon gọn thanh thoát. Đây là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn có sự can thiệp của dao kéo nên sẽ để lại một số tổn thương nhất định. Do đó, sau khi nâng mũi bạn nên xây dựng chế độ chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp vết thương được nhanh chóng phục hồi.

Nâng mũi uống nước dừa được không là thắc mắc của khá nhiều người sau khi thực hiện nâng mũi phẫu thuật. Trên thực tế, nước dừa là nước uống có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong nước dừa còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa sỏi thận khi bạn bổ sung nước dừa thường xuyên. Đối với các chị em phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt uống nước dừa sẽ giúp giảm cơn đau bụng và nhanh sạch kinh hơn.

nâng mũi xong có được uống nước dừa không
Nâng mũi uống nước dừa được không?

Mặc dù nước dừa có rất nhiều lợi ích và được nhiều người ưa chuộng, nhưng sau khi nâng mũi không ít người phân vân có nên uống nước dừa hay không. Thời gian sau khi phẫu thuật khoảng 5 – 7 ngày đầu vùng mũi sẽ bị sưng tím, từ 10 – 14 ngày sau mới có dấu hiệu lành lại.

Vì vậy, nếu bạn uống nước dừa quá nhiều thì sẽ dẫn đến hiện tượng loãng máu và máu khó đông làm vết thương lâu lành hơn bình thường do nước dừa có tính hàn.

Tóm lại, nâng mũi uống nước dừa được không? Theo khuyến nghị của các chuyên gia thẩm mỹ sau khi nâng mũi KHÔNG NÊN uống nước dừa và rau má do đặc điểm tính hàn, thay vào đó bạn nên bổ sung nước ép dứa (thơm) hoặc nước cam để cung cấp vitamin C giúp nhanh lành vết thương.

2. Uống nước dừa thời gian đầu hậu phẫu cần lưu ý gì?

Ngoài thắc mắc về vấn đề nâng mũi uống nước dừa được không nhiều người còn quan tâm đến những lưu ý về thời gian uống nước dừa sau phẫu thuật. Thông thường, sau khi phẫu thuật nâng mũi bạn nên kiêng uống nước dừa khoảng 1 tuần để vết thương được ổn định.

Tuy nhiên, nếu thật sự muốn uống thì chỉ nên dùng 1 – 2 cốc tuyệt đối không được uống quá nhiều, đồng thời bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây để nâng cao kết quả thẩm mỹ:

  • Không dùng ống hút khi uống nước dừa: Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vết thương do bạn dùng lực để hút nước lên.
  • Không nhai cùi dừa: Vì phần cùi dừa rất cứng nên khi nhai sẽ phải dùng lực và nhai nhiều hơn, đặc biệt là vùng xương hàm nằm ở gần hoạt động quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến mũi.
  • Không nạp quá nhiều nước dừa: Nếu bạn nạp quá nhiều nước dừa thì sẽ gây loãng máu kèm theo tình trạng khó đông và vết thương lâu lành, vì vậy bạn chỉ nên nạp một lượng vừa đủ.
nâng mũi có nên uống nước dừa
Những lưu ý khi uống nước dừa sau nâng mũi

Bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi để biết thêm những việc nên làm và tránh làm để vết thương ở mũi nhanh lành hơn.

3. Sau khi phẫu thuật mũi thì nên ăn uống gì?

Chế độ ăn uống hậu phẫu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp dáng mũi được chuẩn form, đẹp tự nhiên và nhanh chóng hồi phục. Do đó bên cạnh vấn đề nâng mũi uống nước dừa được không thì bạn nên lưu ý bổ sung một số dưỡng chất sau đây:

uống nước dừa sau khi nâng mũi có được không
Một số thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi

3.1 Thực phẩm giàu chất sắt và protein

Một số thực phẩm giàu chất sắt và protein giúp thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương và tái tạo da hiệu quả. Vì vậy nếu không bổ sung đầy đủ protein thì thời gian lành vết thương sẽ kéo dài. Các loại thực phẩm nên bổ sung sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi như: Thịt heo, sữa, các loại đậu,…

3.2 Rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ

Thành phần dinh dưỡng trong rau xanh rất tốt cho sức khỏe do có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp da được mịn màng, căng bóng và ngăn ngừa lão hóa. Thông thường các loại rau có màu xanh ở lá càng đậm sẽ càng tốt, cụ thể như: Đậu Hà Lan, mồng tơi, cải xanh và các loại rau họ cải,…

3.3 Uống nhiều nước

Sau quá trình nâng mũi cơ thể bạn sẽ mất khá nhiều nước do tiết dịch mũi nhiều hơn bình thường, vì vậy bạn nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít nước để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, giảm tình trạng sưng tấy và viêm nhiễm.

sau nâng mũi có được uống nước dừa không
Uống nhiều nước

Ngoài bổ sung nước lọc thì bạn có thể kết hợp uống nước ép trái cây và nước khoáng để bổ sung vitamin cần thiết. Tuy nhiên bạn nên lưu ý về thời gian được uống dừa sau phẫu thuật để không gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.

>> Xem thêm: Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu? Lỡ ăn hải sản có ảnh hưởng gì không?

3.4 Sữa và các chế phẩm từ sữa

Bên cạnh câu hỏi nâng mũi uống nước dừa được không, sau khi nâng mũi uống trà sữa được không cũng được nhiều người quan tâm. Sau khi nâng mũi thẩm mỹ bạn vẫn có thể uống trà sữa bình thường, tuy nhiên chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải không nên quá lạm dụng.

Ngoài ra bạn nên bổ sung sữa có chứa nhiều vitamin, protein, lợi khuẩn tốt cho sức khỏe và và hệ tiêu hóa như: Sữa chua, phô mai,…

3.5 Các loại đậu và ngũ cốc

Sau khi nâng mũi bạn nên bổ sung các loại đậu và ngũ cốc để giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương và tăng cường sức khỏe. Các loại ngũ cốc như: Gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ và đậu xanh rất dễ nhai nên sẽ không gây ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, tuy nhiên nên cân nhắc trước khi ăn đặc biệt đối với người có tiền sử dị ứng với gạo, nếp thì không nên sử dụng ngũ cốc này.

3.6 Thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C

Các loại thực phẩm giàu vitamin A và C sẽ giúp vết thương được nhanh chóng hồi phục, kháng viêm và không để lại sẹo. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A, C như: Cam, bưởi, cải bó xôi, mồng tơi, cải thìa, bơ, dầu thực vật,…

nâng mũi có được uống nước dừa không
Thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C

>> Xem thêm: Nâng mũi ăn trứng được không? Cần kiêng những loại thực phẩm nào?

4. Sau khi nâng mũi nên kiêng gì?

Sau khi giải đáp thắc mắc nâng mũi uống nước dừa được không thì bạn nên lưu ý kiêng một số thực phẩm dưới đây để đảm bảo kết quả thẩm mỹ được đẹp như mong muốn:

  • Kiêng ăn thịt bò, thịt gà, rau muống, trứng và đồ nếp khoảng 1 tháng đầu tiên sau khi nâng mũi tránh gây sẹo kém thẩm mỹ.
  • Kiêng ăn hải sản như tôm, cua, mực, cá,… cùng với một số thực phẩm có mùi tanh khác tránh gây mưng mủ và nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế uống nước có ga và không dùng rượu bia trong thời gian 1 tháng đầu tiên nâng mũi.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đồ uống giàu vitamin giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, bền đẹp và chuẩn dáng.
  • Không nằm nghiêng, thời gian đầu bạn nên duy trì tư thế nằm thẳng, phần đầu cao hơn so với cơ thể.
  • Hạn chế vận động mạnh, đeo kính hay đeo khẩu trang quá chật vì sẽ làm ảnh hưởng đến dáng mũi vừa nâng.
sau nâng mũi uống nước dừa được không
Thực phẩm nên kiêng sau khi nâng mũi

>> Xem thêm: Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nâng mũi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bài viết là giải đáp về thắc mắc nâng mũi uống nước dừa được không, hy vọng qua đó bạn sẽ hiểu rõ hơn vấn đề này và có những lựa chọn phù hợp để không gây ảnh hưởng xấu đến. Đừng quên theo dõi Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh để không bỏ lỡ những bài viết hay và hấp dẫn mỗi ngày bạn nhé!

Sửa mũi có bị phá tướng không? Dáng mũi đẹp theo nhân tướng học

Sửa mũi có bị phá tướng không? Dáng mũi đẹp theo nhân tướng học

Mũi to – Nguyên nhân và các phương pháp giúp mũi thon gọn

Mũi to – Nguyên nhân và các phương pháp giúp mũi thon gọn

Cẩm nang chia sẻ kinh nghiệm nâng mũi chi tiết từ A đến Z

Cẩm nang chia sẻ kinh nghiệm nâng mũi chi tiết từ A đến Z

Nâng mũi S line giá bao nhiêu? Bảng giá cập nhật mới nhất hiện nay

Nâng mũi S line giá bao nhiêu? Bảng giá cập nhật mới nhất hiện nay

Phương pháp nâng mũi bán cấu trúc: Ưu điểm và sự khác biệt

Phương pháp nâng mũi bán cấu trúc: Ưu điểm và sự khác biệt

Nhiễm trùng sau nâng mũi là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Nhiễm trùng sau nâng mũi là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

NHẬN TƯ VẤN NGAY