Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Cách chăm sóc vết khâu mau lành

vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Để giúp vết thương lành nhanh chóng, mẹ nên tuân thủ chế độ chăm sóc và vệ sinh vùng vết mổ theo đúng chỉ dẫn để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Hãy cùng khám phá thêm về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Hầu hết, vết rạch tầng sinh môn dài khoảng 2 – 4 cm, thế nhưng do vết thương ở vị trí thường xuyên ẩm ướt và dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài nên thời gian lành thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần.

Ngoài ra, thời gian vết khâu lành còn phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện của bác sĩ, cũng như chế độ chăm sóc sau sinh.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu không xảy ra nhiễm trùng, viêm nhiễm, hoặc sưng, vết rạch tầng sinh môn thường lành hẳn sau khoảng 1 tháng.

khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

>> Xem thêm: Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn không? Lưu ý gì?

2. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành

Vết khâu tầng sinh môn sẽ nhanh lành nếu bạn chăm sóc vết thương đúng cách. Sau đây là những mẹo hữu ích giúp mẹ tăng tốc độ phục hồi và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng:

2.1 Vệ sinh cá nhân và giữ vết thương sạch sẽ

Để hỗ trợ quá trình lành vết khâu tầng sinh môn, việc duy trì vệ sinh sạch sẽ là quan trọng để tránh nhiễm khuẩn vào vết thương.

Tắm nước ấm sau khi sinh mang lại nhiều hữu ích. Sau khi làm sạch khu vực vùng kín cùng vết khâu bằng nước ấm, mẹ bỉm hãy sử dụng khăn sạch để thấm khô từ trước ra sau.

Song song đó, vi khuẩn trên tay có thể dễ dàng lây lan vào vết khâu tầng sinh môn và gây nhiễm trùng khi bạn rửa vùng kín bằng tay.

Do đó, việc rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Nếu bạn cần sử dụng thuốc sát trùng cho vết khâu tầng sinh môn, hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp.

dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? – Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ

>> Xem thêm: Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh mau lành

2.2 Chườm đá lạnh lên vết khâu

Bên cạnh việc thắc mắc đến vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành nhiều mẹ bỉm cũng rất quan tâm đến cách giảm đau cho vết rạch tầng sinh môn.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng khăn sạch để bọc túi đá chườm lên vết khâu có thể giúp giảm đau, phương pháp này thường mang lại hiệu quả trong khoảng 48 – 72 giờ đầu. Bà mẹ nên thực hiện việc chườm đá khoảng 10 đến 20 phút mỗi lần để giảm đau hiệu quả ở vùng vết khâu tầng sinh môn.

Nếu phương pháp này không đủ để giảm đau, mẹ bỉm có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau phù hợp và an toàn trong quá trình cho con bú.

Việc giảm đau giúp bà mẹ có tâm lý thoải mái hơn, cũng như nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình lành của vết thương.

2.3 Thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Để hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh, việc nghỉ ngơi đầy đủ là điều vô cùng quan trọng. Do đó, không nên quay lại làm việc quá sớm sau khi sinh và tránh những hoạt động, công việc nặng nhọc, vất vả. Thay vào đó, hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ bạn đời hoặc người thân khi cần thiết.

cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? – Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

2.4 Giữ vết khâu thoáng khí

Để thúc đẩy quá trình lành vết thương, việc để vết khâu tầng sinh môn tiếp xúc với không khí thường xuyên có thể là một biện pháp hữu ích.

Do đó, mẹ có thể thử nằm trên giường và không mặc đồ lót trong khoảng 10 phút từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Hạn chế việc mặc đồ lót hay đóng bỉm quá bí, hãy tạo điều kiện cho vết khâu được thông thoáng và tiếp xúc với không khí bên ngoài. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

2.5 Không quan hệ tình dục

Thời gian lành của vết khâu tầng sinh môn cũng phụ thuộc vào việc mẹ bỉm kiêng cữ sau sinh đúng cách hay không.

Để đảm bảo vết thương lành nhanh chóng, cần tránh quan hệ tình dục sau sinh để ngăn chặn ảnh hưởng đến vết thương và không gây đau đớn. Tốt nhất là mẹ nên đợi cho đến khi vết thương hoàn toàn rồi mới thực hiện “cuộc yêu” trở lại nhé!

chườm đá lạnh giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? – Không quan hệ tình dục

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết thời gian rạch tầng sinh môn bao lâu thì có thể quan hệ vợ chồng thì đọc ngay bài viết này: Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?

2.6 Dùng thuốc nhuận tràng

Tình trạng táo bón sau khi sinh và việc sử dụng lực rặn khi đi ngoài có thể gây ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn. Do đó, mẹ cần duy trì việc uống đủ nước và bổ sung chất xơ để ngăn chặn tình trạng táo bón sau sinh.

Nếu mẹ trải qua cảm giác đau đớn và căng thẳng khi đi tiêu, hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc làm mềm phân để giúp quá trình đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời không tác động tiêu cực đến vết khâu.

3. Tại sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Bên cạnh thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành, nhiều chị em còn đặt ra vấn đề vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?

3.1 Rạch tầng sinh môn là gì?

Phần lớn các trường hợp sinh thường đều phải cần rạch tầng sinh môn. Tầng sinh môn tự nhiên sẽ giãn nở để cho phép em bé chui ra ngoài.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đầu em bé quá to, quá trình sinh nở có thể trở nên khó khăn. Khi mẹ cố gắng rặn mạnh, áp lực này có thể dẫn đến tình trạng rách tầng sinh môn.

giữ vết khâu thoáng khí giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành
Rạch tầng sinh môn là gì?

>> Xem thêm: Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn giá bao nhiêu tiền hiện nay?

3.2 Trường hợp nào cần rạch tầng sinh môn?

Trong quá trình sinh thường, các cơ ở bộ phận sinh dục của phụ nữ sẽ mở rộng để thuận tiện đưa em bé ra ngoài.

Tuy nhiên, sự giãn nở của bộ phận này cũng có giới hạn, vì vậy trong những tình huống đặc biệt, bác sĩ có thể quyết định thực hiện phương pháp rạch tầng sinh môn. Cụ thể, có một số trường hợp mà thủ thuật này là cần thiết:

  • Khi thai nhi có trọng lượng lớn hoặc đầu quá to.
  • Khi ngôi thai là ngôi chân hoặc ngôi mông.
  • Trong trường hợp sinh non.
  • Khi thai nhi không nhận đủ lượng oxy cần thiết.
  • Khi cần sử dụng máy hút hoặc forceps để hỗ trợ quá trình sinh nở.
  • Khi sản phụ đã phải rặn một thời gian dài.
  • Khi tầng sinh môn không đủ giãn nở, cơn co bóp tử cung không đủ mạnh, hoặc khi sản phụ bị viêm âm đạo, gây khó khăn trong quá trình sinh nở.
  • Trong những trường hợp này, sau khi rạch tầng sinh môn, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật khâu để hoàn tất quá trình sinh nở.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?” Tuy vết thương sẽ gây đau, khó chịu trong vài ngày đầu nhưng sẽ sớm phục hồi nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất nên thường xuyên theo dõi vết khâu. Nếu có bất kỳ thay đổi bất thường nào thì cần phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ nhé! Hoặc liên hệ hotline 0906 933 888 và điền form đăng ký để Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh hỗ trợ bạn kịp thời nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Linh Anh sử dụng nguồn tham khảo uy tín từ tổ chức y dược - học thuật chính thống và tài liệu từ cơ quan chính phủ, nhằm hỗ trợ và đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch, đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn cách duy trì và kiểm soát chất lượng nội dung, mời quý độc giả tham khảo Quy trình biên tập của chúng tôi.

NHẬN TƯ VẤN NGAY