Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn nhanh lành

tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn

Trong quá trình sinh thường, để giúp sản phụ “vượt cạn” thành công, các bác sĩ đã tiến hành rạch tầng sinh môn. Do đó, sau khi sinh xong việc chăm sóc vết khâu là điều rất quan trọng để giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục. Vậy cách chăm sóc vết thương như thế nào? Các tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn nhanh lành? Hãy cùng Phòng khám thẩm mỹ Linh Anh tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn

Sau khi sinh thường, bác sĩ sẽ khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Vậy sau sinh tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn là gì? Thông thường sau khi sinh phụ nữ thường nằm giống tư thế của trẻ sơ sinh. Sau khi sinh, vết khâu tầng sinh môn còn mới tốt nhất bạn nên nằm nghiêng, để giảm khó chịu và đau đớn.

Ngoài ra, khi nằm nghiêng có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và tránh trường hợp vô sinh. Hạn chế nằm ngửa vì trọng lực cơ thể sẽ dồn hết lực lên vùng hạ bộ, gây đau rát và vết thương lâu lành.

Việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều vô cùng cần thiết sau sinh, giúp giảm đau đớn cho người mẹ và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương. Nếu cảm thấy vết khâu tầng sinh môn lâu lành và quá đau bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.

tư thế nằm sau khi sinh tốt cho vết khâu tầng sinh môn
Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn

Việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cũng là một trong những khâu quan trọng để vết thương không bị nhiễm trùng. Xem ngay: Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

2. Lưu ý sinh hoạt để vết khâu tầng sinh môn nhanh lành

Các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phục hồi vết thương. Một số lưu ý từ các chuyên gia mà chị em cần biết cũng như tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn nhanh lành:

2.1 Khi đi tiểu và đại tiện

Sau khi đi vệ sinh, các sản phụ cần phải rửa sạch và lau khô tầng sinh môn, nên sử dụng nước ấm để vệ sinh cũng như giúp việc đi tiểu tiện hay đại tiện dễ dàng hơn.

Trong lúc đi tiểu và đại tiện, để giảm áp lực đau đớn bạn nên cúi người về phía trước, tức là về phía đầu gối của bạn. Thực hiện điều này giúp dẫn nước tiểu ra khỏi vết thương một cách dễ dàng.

tư thế ngồi sau khi bị rạch tầng sinh môn
Lưu ý sinh hoạt để vết khâu tầng sinh môn nhanh lành

2.2 Khi quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục trước và sau khi rạch tầng sinh môn có nhiều sự khác nhau. Tuy không có những hướng dẫn theo tiêu chuẩn hay chỉ định về thời điểm có thể bắt đầu quan hệ sau khi sinh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia khoa sản khuyến cáo rằng bạn nên quan hệ khi máu vết khâu đã ngừng chảy, để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thông thường, sau khi rạch tầng sinh môn, phụ nữ sẽ cảm thấy đau và khó chịu khi quan hệ trở lại, khuyến cáo nên quan hệ trong tình trạng thoải mái và không lo lắng.

2.3 Một vài bài tập sàn chậu

Sản phụ sau khi sinh nên thực hiện các bài tập sàn chậu nhẹ nhàng, giúp máu tuần hoàn được đẩy tới tầng sinh môn, giúp vết thương nhanh lành hơn. Ngoài ra còn có một số tác dụng như:

cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành
Một vài bài tập sàn chậu
  • Tăng cường sức khỏe các cơ xung quanh vùng âm đạo cũng như hậu môn của phụ nữ.
  • Giảm thiểu các nguy cơ không tốt trong việc kiểm soát ruột, bàng quang.
  • Cải thiện, tăng cường lưu lượng máu đến khu vực vết khâu.
  • Vết thương mau lành hơn phụ thuộc vào các bài tập hiệu quả.
  • Các bài tập sẽ làm giảm áp lực tác động lên vết thương.

Bạn hãy đọc thêm “Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn” để nắm hết chi tiết cách giảm đau hiệu quả.

3. Cách giảm đau sau khi rạch tầng sinh môn

Trong quá trình vượt cạn, phụ nữ đã trải qua nhiều cơn đau, đặc biệt vết rạch tầng sinh môn còn gây đau đớn sau khi sinh.

Một số cách giảm đau tầng sinh môn giúp chị em nhanh chóng hồi phục sức khỏe, cũng như các tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn và bổ sung dưỡng chất đủ sữa nuôi con.

tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn ngừa biến chứng
Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn – Cách giảm đau
  • Sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu ngay sau sinh trong vòng 1 -2 ngày đầu, giúp giảm sưng, đau cho sản phụ.
  • Chọn tư thế ngồi phù hợp nên ngồi lên vải mềm, nệm hơi nước để giảm đau
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng đáy chậu, âm hộ bằng nước muối ấm, dung dịch vệ sinh sau khi đi vệ sinh. Dùng khăn mềm lau khô từ trước ra sau nhẹ nhàng.
  • Thay bỉm, băng vệ sinh đúng cách và thường xuyên để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chủ động tập các bài tập sàn chậu hay đi bộ nhẹ nhàng ngay sau khi được bác sĩ chỉ định. Việc này sẽ giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết thương mau lành hơn.
  • Phụ nữ sau sinh cần bổ sung chất xơ, trái cây tươi.Các thực phẩm chứa sắt, axit folic, vitamin B12 sẽ giúp thúc đẩy việc hình thành và sản sinh các tế bào hồng cầu, các mô mỡ trong cơ thể. Điều này giúp cho các vết thương cả trong lẫn ngoài chóng lành.
  • Bổ sung và tăng cường các loại đạm, protein ở thịt trong thực đơn hằng ngày.
  • Những loại tinh bột nguyên cám như gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, các loại hạt ngũ cốc… chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

>> Xem thêm: Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành, hồi phục nhanh?

4. Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn được hiểu là một phần của bộ phận sinh sản của phụ nữ. Tầng sinh môn là khoảng trống giữa hậu môn và bìu dái ở nam và nằm giữa hậu môn và âm hộ của nữ.

Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như từ cung, âm đạo, trực tràng,…

Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao hợp, nơi tiếp nhận tinh trùng và dinh dưỡng cho thai nhi.

cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để nhanh lành
Tầng sinh môn là gì? – Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn –

Tầng sinh môn là khu vực giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh, dài khoảng 3 – 5 cm.

Khi bước vào giai đoạn sinh nở, tầng sinh môn co giãn giúp em bé dễ dàng chui ra ngoài. Sau sinh cách chăm sóc vết khâu cũng như chọn tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn mau lành là điều vô cùng quan trọng.

>> Xem thêm: Gợi ý 4 loại thuốc bôi vết khâu tầng sinh môn bị hở hiệu quả

5. Tại sao phải rạch tầng sinh môn?

Khi sản phụ sinh thường, để giảm bớt đau đớn cũng như giúp em bé chui ra dễ dàng hơn, các bác sĩ đã thực hiện rạch tầng sinh môn. Các trường hợp bác sĩ cần thực hiện rạch tầng sinh môn như :

  • Nhịp tim em bé đập quá nhanh hoặc quá chậm hay còn được gọi là suy thai, hiện tượng này cho thấy em bé không được cung cấp đủ oxy
  • Khi các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cần sử dụng các thiết bị như kẹp hoặc ống thông hơi để hỗ trợ chuyển dạ
  • Khi sản phụ sinh con ngôi mông, em bé nằm ở tư thế chân sau hoặc chân trước
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh lý chẳng hạn như bệnh tim, bác sĩ khuyên nên sinh con càng sớm càng tốt
  • Mẹ không biết cách rặn, kiệt sức khi sinh

Trong quá trình sinh, bác sĩ sẽ thực hiện cắt tầng sinh môn khi thai nhi đang chuẩn bị ra và cơn đau lên đến đỉnh điểm. Quá trình này diễn ra được các bác sĩ thực hiện như sau:

  • Tiêm gây tê vùng âm hộ .
  • Dùng kéo phẫu thuật cắt một đoạn dài khoảng 3-5cm (từ mép âm hộ thẳng xuống theo đường chéo 7 hoặc 6 của hậu môn).
  • Trong các cơn co thắt, đầu của em bé được đưa xuống gần đáy chậu và dễ dàng chui ra ngoài.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các chị em sẽ có thể tự chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, biết được tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn. Linh Anh mong rằng những chia sẻ này hữu ích với bạn, giúp cho vết khâu sớm bình phục và nhanh chóng sinh hoạt bình thường sau sinh. Nếu cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, liên hệ hotline 0906 933 888 hoặc điền form đăng ký để phòng khám Thẩm mỹ Quốc tế Linh Anh hỗ trợ bạn kịp thời nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

NHẬN TƯ VẤN NGAY